Xuất khẩu cà phê giảm mạnh

Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, xuất khẩu 3 mặt hàng nông thủy sản chính của Việt Nam đều giảm đáng kể trong 7 tháng đầu năm.

[caption id="attachment_5147" align="aligncenter" width="700"]Xuất khẩu cà phê từ tháng 6/2014 đến tháng 7/2015. Xuất khẩu cà phê từ tháng 6/2014 đến tháng 7/2015.[/caption]

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu của cà phê trong 7 tháng đạt 800.000 tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, giảm 33% về sản lượng và giá trị. 

Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 15,31% và 11,53%. 

Tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản trong 7 tháng đạt giá trị 3,6 tỷ USD, trong khi 7 tháng đầu năm 2014 đạt 4,2 tỷ USD, giảm 15% so với 7 tháng năm 2014.

Với mặt hàng gạo 7 tháng đầu năm 2015 đã xuất khẩu 3,7 tấn gạo, trị giá gần 1,6 tỷ USD, giảm 4% về số lượng và 9% về giá trị. Đơn giá bình quân của mặt hàng này đạt 429 triệu USD/tấn, giảm 24 triệu USD/tấn so với năm ngoái. 

Từng lý giải về hiện tượng xuất khẩu nông thủy sản giảm mạnh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết nguyên nhân do biến động thị trường thế giới, nguồn cung tăng mạng trong một số mặt hàng như gạo, thủy sản, cao su...

Do cân đối cung cầu liên tục giảm, một số mặt hàng đã giảm sâu như cà phê, thủy sản. 

Đồng thời, các nước xuất khẩu khác đều gia tăng sự cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan với mặt hàng thuy sản. Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Campuchia đối với mặt hàng gạo. 

Ngoài ra, cũng theo Thứ trưởng Tuấn Anh, kết cấu ngành nông nghiệp đã cải thiện nhưng còn nhiều điểm tồn tại, năng lực tài chính, tiếp cận thị trường yếu, chất lượng chưa cải thiện nhiều...

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng cho biết, các mặt hàng nông lâm thủy sản thời gian qua dù sản xuất, năng suất, diện tích tăng nhưng chất lượng không tăng. 

Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có thương hiệu nên xâm nhập thị trường khó khăn hơn.

 

Theo Bizlive

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.