Xiaomi "cà khịa" Apple về việc cắt giảm phụ kiện đi kèm

Xiaomi "cà khịa" Apple về việc cắt giảm bớt phụ kiện đi kèm. Huawei đang đàm phán bán mảng kinh doanh của Honor. Con chip kỳ quặc của Ấn Độ.

Xiaomi "cà khịa" Apple về việc cắt giảm bớt phụ kiện đi kèm

Vừa qua, hàng triệu người đam mê công nghệ đã theo dõi dự kiện ra mắt iPhone 12. Apple đã cho rằng việc loại bỏ các phụ kiện đi kèm trong hộp của dòng sản phẩm mới là nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Ngay sau đó, Xiaomi đã đăng tải một bài viết mang đậm tính "cà khịa" Apple, đồng thời cũng không quên quảng cáo về chiếc Mi 10T Pro.

Tin công nghệ (15/10): Xiaomi "cà khịa" Apple về việc cắt giảm bớt phụ kiện đi kèm  - Ảnh 1.

Bài viết được Xiaomi chia sẻ trên Twitter. Hãng sản xuất Trung Quốc đã đăng một video mở hộp chiếc Mi 10T Pro và sự xuất hiện của củ sạc đi kèm bên trong, cùng dòng trạng thái "Đừng lo lắng, chúng tôi đã không để lại bất cứ điều gì khác biệt với Mi 10T Pro".

Samsung "đá xoáy" Apple

Một trong những điểm nhấn của bộ tứ iPhone 12 ra mắt vào đêm qua được Apple chú trọng hàng đầu, đó là về khả năng hõ trợ mạng 5G trên cả 4 mẫu iPhone mới. Thực chất Apple không phải là kẻ đi đầu trong việc tiên phong công nghệ mạng 5G trên smartphone, chính Samsung mới là nhà sản xuất đầu tiên mang công nghệ này lên smartphone, mà cụ thể là dòng Galaxy S10 5G từ năm ngoái.

Tin công nghệ (15/10): Xiaomi "cà khịa" Apple về việc cắt giảm bớt phụ kiện đi kèm  - Ảnh 2.

Bởi vậy, bản thân Samsung lúc này đã tranh thủ cơ hội để "cà khịa" đối thủ, vừa là để châm biếm vừa là để quảng cáo hình ảnh của bản thân. 

Cụ thể, trên trang Twitter chính thức của Samsung Mobile US, Samsung đã đăng tải một bài đăng với mô tả như sau: "Một số người (ám chỉ Apple) hiện chỉ bắt đầu nói 'xin chào' với tốc độ (một cách chơi chữ với tên gọi sự kiện của Apple – Hi, Speed) trong khi chúng tôi đã làm bạn (với tốc độ) được một thời gian. 

Huawei đang đàm phán bán mảng kinh doanh của Honor

Một báo cáo mới của Reuters xuất hiện ngày hôm nay vừa cho biết rằng, nhà sản xuất điện thoại đến từ Trung Quốc Huawei đang đàm phán với một công ty có tên là Digital China và một số bên khác để bán một phần thương hiệu smartphone Honor trong một thương vụ với trị giá 15 tỷ CNY – 25 tỷ CNY (2.2 tỷ USD – 3.7 tỷ USD).

Theo báo cáo, những người mua tiềm năng khác là TCL, tập đoàn hiện đang sản xuất thiết bị alcatel và Xiaomi – công ty điện thoại thông minh hàng đầu và là đối thủ cạnh tranh chính của Huawei tại nhiều thị trường trên toàn cầu.

Con chip kỳ quặc của Ấn Độ

Một cơ quan nhà nước Ấn Độ thông báo mới tung ra thị trường "chip" làm từ... phân bò, được cho là có thể bảo vệ người dùng khỏi sóng bức xạ điện thoại di động.

Tin công nghệ (15/10): Xiaomi "cà khịa" Apple về việc cắt giảm bớt phụ kiện đi kèm  - Ảnh 3.

Không giải thích cách thức hoạt động của công nghệ trên, ông Vallabhbhai Kathiria - người đứng đầu Ủy ban Bò quốc gia thuộc Bộ Thủy sản, Chăn nuôi và Sữa Ấn Độ, cho biết "chip" làm từ phân bò này có thể chỉ cần được đặt bên trong ốp lưng điện thoại di động.

Theo Dân Việt

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video