Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần một trung tâm logistics đúng tầm
Ngày 13/11, hội thảo “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”, đã được các Bộ ngành và Hiệp hội logistics tổ chức, tại TP. Cần Thơ.
Hội thảo tập trung vào thảo luận yêu cầu và sự cần thiết phát triển logistics vùng Tây Nam Bộ; liên kết vùng, xây dựng thương hiệu và chiến lược phát triển nguồn nhân lực logistics vùng Tây Nam Bộ; nâng cao hiệu quả kết nối dịch vụ logistics vùng ĐBSCL với TP.HCM và khu vực…
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã khẳng định việc qui hoạch và xây dựng trung tâm logistics ĐBSCL, tại Cần Thơ là yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết. Việc các Bộ ngành Trung ương thành lập trung tâm logistics đúng tầm, sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL.
Theo ông Nguyễn Phong Quang, ĐBSCL có lợi thế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản và trái cây sovới cả nước, nhưng còn khó khăn ở khâu vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, làm tăng chi phí và giảm lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Trung tâm logistics tại Cần Thơ ra đời đi vào hoạt động, sẽ là trung tâm dịch vụ hậu cần đa phương tiện trong lưu thông và phân phối hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho vùng, góp phần giảm chi phí đầu vàođồng thời gia tăng giá trị gia tăng giá trị các mặt hàng chủ lực của vùng. Ông Nguyễn Phong Quang, cho biết thêm: Kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia cho thấy nếu phát triển tốt logistics có thể làm cho thương mại các nước thu nhập thấp hay trung bình tăng trưởng đến 15%; đồng thời mang lại cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng giá rẻ và chất lượng dịch vụ đảm bảo hơn.
Nhu cầu phát triển hạ tầng và bài toán tăng cường chuỗi giá trị trong sản xuất, phát triển logistics thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh với hệ thống bến cảng đủ năng lực xếp dỡ chuyên nghiệp, các tuyến vận chuyển đường thủy có thể giảm tải cho đường bộ... góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế, cũng như phát huy năng lực cạnh tranh kinh tế của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện tại việc xây dựng chuỗi cung ứng - logistics tại ĐBSCLchưa được chú trọng, hệ thống giao thông vận tải ĐBSCL còn thiếu kết nối. Việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ logistics như dịch vụ giao nhận, kho vận, vận tải, cảng biển... ; nên dù là vấn đề cấp thiết, nhưng hiện thực hóa rất cần sự quyết tâm từ các Bộ ngành và đồng thuận của các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL.Tiến sĩ Dương Duy Hưng, Phó Vụ Trưởng Vụ Thị Trường, Bộ Công Thương cho biết, theo Quyết định quy hoạch phát triển trung tâm logistics của Chính phủ, đến năm 2020, trên địa bàn cả nước sẽ có 18 trung tâm logistics hoạt động, trong đó ba trung tâm hạng 1 và 15 trung tâm hạng 2. Tại ĐBSCL sẽ có hai trung tâm logistics hạng 2 đi vào hoạt động, trong đó, có một trung tâm logistics có quy mô tối thiểu 30 ha vào năm 2020 và nâng lên 70 ha vào năm 2030.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó TổngGiám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast ) cho biết: Do hạn chế việc tiếp nhận tàu trọng tải lớn ra vào các cảng tại vùng ĐBSCL, nhưng 10 tháng qua nhờtăng cường hoạt động dịch vụ vận chuyển, hàng hóa thông qua các Cảng trong vùng đã đạt 7 triệu tấn, dự kiến cả măm 2015 đạt 10 triệu tấn. Nhưng đến tháng 6/2016, khi Kênh Quan Chánh Bố đi vào hoạt động , phục vụ tàu trọng tải ra vào 10-20.000 tấn, hàng hóa trong vùng thông qua các cảng sẽ đạt 25-30%. “Vấn đề đặt ra với qui hoạch phát triển trung tâm logistics hiện nay, là phải kết nối vận chuyển hàng háo với tàu trọng tải 20.000 tấn đi khu vực ASEAN và các nước châu Á qua luồng Định An, còn kết nối tàu trọng tải lớn đi các nước Châu Âu và Hoa Kỳ phải kết nối được giữa Cảng vùng tại Cần Thơ với Cảng Cái Mép Thị Vải, đồng thời với kết nối nộ vùng và nạo vét luồng tuyến thủy nội địa…”; ông Tuấn nói.
Trường Ca