VNPT phải thoái vốn tại 50 công ty, quỹ đầu tư

Theo Nghị định số 25/2016/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam  (VNPT) mà Chính phủ vừa ban hành, từ ngày 21/5 tới đây VNPT sẽ bắt đầu thoái vốn tại 50 công ty về bất động sản, quản lý quỹ, ngân hàng, khách sạn…

[caption id="attachment_16398" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Theo nghị định trên, vốn điều lệ của VNPT là 72.237 tỷ đồng, Nhà nước là chủ sở hữu. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ có liên quan, Hội đồng thành viên VNPT thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT.

VNPT có chức năng được giao chủ yếu gồm trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực được giao kết hợp với chức năng đầu tư tài chính theo quy định pháp luật; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết trong và ngoài nước; chi phối công ty con thông qua vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường hoặc các căn cứ khác theo quy định của phát luật và điều lệ.

Ngành nghề kinh doanh chính của VNPT là kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện; tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.

VNPT có 72 đơn vị trực thuộc, 2 công ty con do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ gồm Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT - Vinaphone), 5 công ty con khác và 3 đơn vị sự nghiệp của VNPT (Bệnh viện Bưu điện (tại TP. Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa Bưu điện (tại TP.HCM), Bệnh viện Phục hồi chức năng Bưu điện (tại TP. Hải Phòng);...

Với quy định nêu trên, VNPT sẽ phải thoái vốn tại 50 công ty, quỹ, ngân hàng gồm: Quỹ đầu tư Việt Nam (BVIM), Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (SFA2), Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam, Công ty Tài chính Bưu điện (PTF), CTCP khách sạn Bưu điện (P&T Hotel), CTCP Bất động sản Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT Land), CTCP Xây lắp Bưu điện miền Trung (CTC), CTCP Du lịch trực tuyến (E-Travel), CTCP tin học Tin học Viễn thông Petrolimex, CTCP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), CTCP Đầu tư Viễn thông và Hạ tầng đô thị (ITC), CTCP viễn thông VTC…

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video