Vĩnh Long đổi mới tiếp cận dòng vốn đầu tư mới
![]() |
Nhìn lại bối cảnh năm 2021
Việt Nam đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid -19 đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Lần đầu tiên tăng trưởng quý III/2021 giảm sâu (- 6,17%), đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Vĩnh Long cũng là bị ảnh hưởng không nhỏ lên tất cả các lĩnh lực trọng yếu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành tích cực, sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và giám sát thường xuyên của Hội đồng Nhân dân tỉnh, ... các cấp, các ngành đã quán triệt và thực hiện tốt công tác vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến nay cơ bản ổn định. Sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh, xã hội đã dần trở lại với trạng thái bình thường như trước đã góp phần quan trọng làm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Theo đánh giá, nếu so với tháng 10/2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2021 ước tăng 17,43%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 4.576,8 tỷ đồng, tăng 7,36%; tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng ước đạt 31,8 triệu USD, tăng 37,07%... Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng ước thực hiện 477 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng năm 2021, ước thực hiện 6.630 tỷ đồng, đạt 89,09 % dự toán năm.
![]() |
Đối thoại trực tuyến với nhà đầu tư Đài Loan |
Về thu hút đầu tư, tuy số lượng nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh và số dự án được cấp mới chứng nhận đăng ký đầu tư giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng đánh giá sơ bộ về công tác thu hút đầu tư cho thấy sự chủ động của tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh đã khắc phục khó khăn và đưa ra nhiều phương án, kịch bản dự báo trước sự đe dọa của dịch Covid 19 tại tâm dịch TP HCM vốn hoàn toàn có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ khu vực phía Nam.
Tỉnh vẫn triển khai chương trình xúc tiến đầu tư dưới nhiều hình thức và song song với đó là kịp thời áp dụng nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để tạo môi trường pháp lý ổn định cho huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư... Nhờ đó, liên tục 5 năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh luôn ổn định, nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
![]() |
Khu công nghiệp Bình Minh |
Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
Tỉnh Vĩnh Long xác định mục tiêu chiến lược trong thu hút đầu tư là kịp thời phân tích sâu dòng chảy đầu tư, thay đổi để thích nghi và định hình được giá trị cốt lõi quan trọng để các nhà đầu tư tiềm năng tìm đến trong thời gian tới. Chính quyền sẽ trực tiếp tìm kiếm những nhà đầu tư chất lượng, mở rộng năng lực hấp thụ dự án bằng cơ chế, chính sách hợp lý, tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư… Đó là cách Vĩnh Long thay đổi tư duy trong xúc tiến đầu tư.
Tỉnh Vĩnh Long đã định hướng phát triển của tỉnh, các quy hoạch, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài
có trọng tâm, trọng điểm tăng cường hoạt động tiếp cận. Kết nối các nhà đầu tư lớn, có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư (nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, thủy sản, du lịch, ngành sản xuất phối điện, khí, nước, điều hòa,...).
Để tiếp tục phát triển lĩnh vực công nghiệp, tỉnh tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án khu co6g nghiệp và cụm khu công nghiệp trọng điểm như Khu Công nghiệp Bình Tân (400ha, mức đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng); Khu Công nghiệp An Định (200ha; mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng) hay cụm công nghiệp TP Vĩnh Long tại phường Tân Hội (50ha; mức đầu tư khoảng 325 tỷ đồng tương); cụm công nghiệp Mỹ Lợi, huyện Trà Ôn (50ha; mức đầu tư khoảng 325 tỷ đồng).
![]() |
Khu công nghiệp Hòa Phú |
Về định hướng đối tác xúc tiến đầu tư, tỉnh Vĩnh Long chú trọng tập trung mời gọi các nhà đầu tư chiến lược đến từ các thị trường nhiều tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), EU... Đối tượng xúc tiến đầu tư là các tổ chức xúc tiến quốc tế, các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các doanh nghiệp, các hiệp hội có liên quan. Tỉnh đặt ra định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực; hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Tăng cường hoạt động tiếp cận các nhà đầu tư lớn, đứng đầu các chuỗi cung ứng để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới. Nâng cao chất lượng dự án thu hút đầu tư mới theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật; ưu tiên thu hút các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0…
Cam kết và thực hiện đúng các cam kết với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng sản xuất, thay đổi phương án sản xuất kinh doanh. Lắng nghe, đồng hành cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư trong đổi mới phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số. Từ đó, Vĩnh Long có sáng kiến, mô hình mới và các giải pháp có tính đột phá để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, mở lối hoàn thành những mục tiêu trong năm 2022.
Ông Nguyễn Khắc Nhu – Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Long