Vingroup mua lại 100% hệ thống TTTM – siêu thị Maximart: Chiến lược tạo đối trọng với DN ngoại

Một trong những thương vụ đình đám của Vingroup trong năm 2015, đánh dấu bước đột phá về phát triển bán lẻ của tập đoàn này là mua lại 100% hệ thống trung tâm thương mại – siêu thị Maximark.

[caption id="attachment_8760" align="aligncenter" width="700"]Mua sắm tại siêu thị Vinmart. Mua sắm tại siêu thị Vinmart.[/caption]

Một điểm thú vị trong kế hoạch và những bước đi phát triển bán lẻ của Vingroup là con số 1 năm tròn kể từ ngày mua lại hệ thống OceanMart.

Sở hữu hai hệ thống siêu thị lớn

Sau vụ sở hữu 13 siêu thị hiện hữu cùng kế hoạch xây dựng hơn 40 siêu thị của OceanMart mà Vingroup công bố diễn ra vào tháng 10/ 2014, rất nhanh, VinMart và VinMart+ ra đời, tiến quân như vũ bão đến các thị trường quan trọng với chiến lược mở chuỗi ở những vị trí đông dân cư.

Mặc dù thương vụ mua lại 100% cổ phần của hệ thống trung tâm thương mại (TTTM) – siêu thị Maximark thuộc CTCP phần đầu tư An Phong không được hai bên tiết lộ về giá, nhưng giới chuyên môn dự đoán rằng không thể thấp hơn giá thương vụ mua lại hệ thống OceanMart vào năm 2014.

Bởi khác với OceanMart – có đặc thù các siêu thị quy mô nhỏ, đi vào phân khúc khách hàng tầm trung, bình dân thì Maximark lại có hệ thống phân phối hiện đại có uy tín tại khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bao gồm: Maximark 3 tháng 2, Maximark Cộng Hòa, Maximark Quận 2 và Maximark Gò Vấp tại TP HCM; Maximark Tuy Hòa, Maximark Nha Trang, Maximark Cam Ranh, Maximark Phan Rang, Maximark Biên Hòa và các sở hữu khác thuộc Cty An Phong.

Một góc độ khác, nói mức giá này không thể thấp hơn giá thương vụ mua lại hệ thống OceanMart vào năm 2014 – theo một chuyên gia là bởi có sự tương đồng về số lượng các siêu thị được chuyển nhượng. Theo đó, ngoài quy mô mặt sàn bán lẻ và các tài sản sở hữu khác đi kèm (hệ thống khách hàng, chuẩn mực và quy trình quản lý, vận hành, kinh doanh hệ thống siêu thị) thì với thương vụ mua lại OceanMart, “có giá” nhất vẫn nằm ở 9 siêu thị lớn, tương đương với con số hệ thống mà Maximark vừa chuyển nhượng. Ngoài ra, Maximark là một thương hiệu bán lẻ uy tín, hiện diện ở những địa điểm trọng yếu tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ, trong đó có hai thị trường rất quan trọng mà Vingroup đang phát triển mạnh các thương hiệu bất động sản – nghỉ dưỡng – du lịch – giáo dục – y tế, bán lẻ và gần đây là nông nghiệp.

Mục tiêu đối trọng với các nhà bán lẻ ngoại

Theo thống kê của Diễn đàn M&A Việt Nam 2015, trong số 15 thương vụ lớn nhất tính đến tháng 8/2015, một mình Vingroup góp đến 5 thương vụ với tổng vốn 248 triệu USD và trở thành ông lớn nội địa chi mạnh tay nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, con số trên chưa bao gồm thương vụ mua lại hệ thống TTTM – siêu thị Maximark nói trên. Việc mạnh chi là lợi thế của một tập đoàn có năng lực vốn và khả năng huy động vốn rất tốt – ông Đinh Thế Hiển, chuyện gia Tài chính Đầu tư nhận xét. Tuy nhiên, điều quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm là họ sẽ nhìn hướng đi của DN, không chỉ bây giờ, mà còn là tương lai.

Theo cách đó, sẽ dễ dàng lí giải vì sao hồi tháng 6/2015, Quỹ đầu tư Warburg Pincus đã đổ thêm 100 triệu USD vào Vincom Retail sau khi đã đầu tư 200 triệu USD vào năm 2013. Có lẽ họ đã nhìn thấy được hướng đi cuaủa hệ thống Vincom Retail với thương hiệu Vincom, phủ sóng trên toàn quốc mà tập đoàn này vạch ra.

Trong thông cáo phát đi nhân việc mua lại Maximark, một lần nữa, Vingroup nhấn mạnh việc mua lại toàn bộ hệ thống Maximark nằm trong chiến lược mở rộng quy mô trên toàn quốc, đặc biệt là tại thị trường phía Nam của hệ thống phân phối, bán lẻ thuộc Vingroup với hai thương hiệu Vincom và Vinmart. Theo đó, tính đến tháng 10/2015, hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+ đã có 125 cơ sở. Hệ thống Vincom Retail cũng đã có 12 TTTM Vincom và Vincom Mega Mall đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tăng lên gần 40 TTTM vào năm 2016 và tiến tới phát triển 100 TTTM trên toàn quốc vào năm 2020.

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch tập đoàn Vingroup cho biết: “Thương vụ Maximark nằm trong chiến lược tăng tốc mở rộng hệ thống bán lẻ Vingroup trên toàn quốc, nhằm khẳng định vị trí hàng đầu thị trường. Bên cạnh việc mang đến phong cách mua sắm, tiêu dùng hiện đại, theo xu hướng thế giới cho người Việt – là thương hiệu Việt 100%, chúng tôi sẽ hợp lực cùng các DN trong nước giữ vững thị phần cho hàng Việt và tăng khả năng cạnh tranh với các DN nước ngoài”.

Xem lại kế hoạch mà Bộ Công Thương đặt ra cho phát triển thị trường bán lẻ tới 2020, sẽ có 1.200 -1.300 siêu thị, 180 TTTM và 157 trung tâm mua sắm. Như vậy, chỉ cần tiếp tục giữ tốc độ mở rộng theo cả chiều ngang lẫn dọc như hiện tại, với nền tảng và sự tăng trưởng hệ thống được tích hợp mạnh mẽ từ M&A, nếu đạt được mục tiêu như dự kiến, Vingroup sẽ nắm hơn một nửa số lượng TTTM trên cả nước.

Ông Đỗ Thanh Năm, chuyên gia Tư vấn chiến lược, Chủ tịch HĐQT Cty Win-Win khẳng định giá trị cộng hưởng để tạo bệ phóng cho Vingroup trở thành đối trọng lớn, dẫn đầu thị trường, đang được khởi đầu từ thương vụ này. “Mở rộng hệ thống thì ai cũng có thể tính được, nhưng các mặt bằng bán lẻ tốt nhất, ở những thị trường đông dân và đặc biệt ở khu vực phát triển đô thị, dịch vụ mạnh phía Nam, thì vị trí ngày càng hiếm. Có thể nói giá trị mua lại Maximark mà Vingroup vừa thực hiện không đơn giản chỉ là con tính 1+1=2”, ông Năm nhấn mạnh.

Theo Enternews

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.