Vinaconex - PVC muốn đổi tên và lên kế hoạch lãi 12 tỷ cho năm 2017

CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (HNX: PVV) đã được cổ đông thông qua việc đổi tên thành Vinaconex 39 và kế hoạch lãi năm 2017 ở mức 12 tỷ đồng.

Ngày 29/03/2017, Vinaconex - PVC đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 để thông qua kết quả kinh doanh năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017 cùng một số nội dung khác.

Cụ thể, cổ đông Công ty đã thông qua việc đổi tên thành CTCP Vinaconex 39 với kỳ vọng tạo thuận lợi cho quá trình kết nối đối tác, khách hàng khi giao dịch, kinh doanh theo định hướng phát triển trong giai đoạn mới, thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường.

Năm 2017, Công ty đặt mục tiêu sản lượng 349,8 tỷ đồng, giảm 8% so với thực hiện năm 2016; doanh thu 433,9 tỷ đồng, tăng trưởng 1,7% và lãi trước thuế 12,16 tỷ đồng, cải thiện so với con số lỗ nặng năm trước.

Nhiệm vụ trong năm 2017 là hoàn thành công tác thi công và bàn giao dự án 60B Nguyễn Huy Tưởng trong tháng 5/2017, khởi công dự án nhà ở hỗn hợp cao tầng tại đường Phan Trọng Tuệ, hợp tác với Công ty TNHH Đại Thanh để nghiên cứu lập dự án khả thi tổ hợp công trình nhà ở, văn phòng dịch vụ cao tầng tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Đồng thời, tìm kiếm được từ 1 đến 2 dự án đầu tư bất động sản khả thi.

Năm 2016, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch kinh doanh khi giá trị sản lượng ghi nhận 276 tỷ đồng, giảm 39% và thực hiện 67,4% kế hoạch năm; doanh thu 187 tỷ đồng, giảm đến 58% và tương đương 43% kế hoạch năm; lỗ đậm 43,3 tỷ đồng.

Với kết quả lỗ đậm năm vừa qua, HĐQT trình và đã được cổ đông thông qua không trả cổ tức năm 2016 và không trả thù lao cho HĐQT cùng Ban kiểm soát kiêm nhiệm và tổng chi trả cho HĐQT chuyên trách là 615 triệu đồng.

Năm 2016, Công ty đã thoái vốn tại các đơn vị thành viên, các dự án có ngành nghề kinh doanh không nằm trong định hướng phát triển như Công ty khai thác Đá Thừa Thiên Huế, Công ty THNN Giáo dục Waldorf, dự án Thủy Tiên Resort. Ngoài ra, Công ty đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng cổ phần tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu xây dựng Đông Thành, Công ty BOT Bắc Bình Định.

Theo Tường Như - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video