Vietnam Airlines báo lãi 77 tỷ quý 2, giảm 84% cùng kỳ năm trước

Hoạt động kinh doanh thuần thực tế còn cải thiện so với cùng kỳ. Chi phí nhiên liệu tăng nhưng lỗ tỷ giá đã giảm đáng kể so với cùng kỳ. Nguyên nhân khiến lợi nhuận quý II của Vietnam Airlines giảm lại đến từ hoạt động khác.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2017. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của hãng hàng không này lại giảm mạnh 85% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu thuần bán hàng tăng 14%. Tuy vậy, biên lãi gộp sụt giảm đáng kể từ mức 14,39% xuống còn 11,5%. Lãi gộp do đó giảm 9% về còn 2.218 tỷ đồng trong quý II và 5.465,5 tỷ đồng lũy kế 6 tháng đầu năm.

Nguyên nhân chính khiến giá vốn tăng mạnh được cho là do chi phí nhiên liệu bay cao hơn mức cùng kỳ dù đã giảm nhẹ so với quý đầu năm.

[caption id="attachment_64532" align="aligncenter" width="700"] Diễn biến giá nhiên liệu jet kerosene Singapore (USD/thùng) - Nguồn: Bloomberg[/caption]

Lãi vay tăng 17% so với cùng kỳ, đạt 407 tỷ đồng. Lỗ ròng chênh lệch tỷ giá xấp xỉ 157,5 tỷ đồng cũng thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước (552 tỷ đồng).

Mặc dù doanh thu lên đến hơn 19.300 tỷ nhưng trừ đi các loại chi phí, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines trong quý 2/2017 chỉ lãi vỏn vẹn 45 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước thậm chí lỗ 73 tỷ đồng.

Thay đổi chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận lại đến từ sụt giảm của hoạt động kinh doanh khác, chỉ tương đương 27% cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế của Vietnam Airlines đạt 77 tỷ đồng trong quý II và 823 tỷ đồng lũy kế 6 tháng đầu năm, con số này cao hơn số công bố trước đó bởi trong cuộc họp với Bộ Giao thông Vận Tải, ước lợi nhuận quý 2 của Vietnam Airlines lỗ 23 tỷ đồng. EPS riêng quý II chỉ đạt 19 đồng/cp. So với kế hoạch 1.638 tỷ đồng đề ra đầu năm, Vietnam Airlines hiện đã hoàn thành 50,2%.

Tính đến cuối quý II/2017, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt 94.035 tỷ đồng, giảm 2.400 tỷ đồng so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu nhờ hãng hàng không này giảm hơn 3.300 tỷ đồng các khoản phải trả trước cho người bán.

Trong khi đó, tiền và tương đương tiền tăng 90% lên 5.261 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh tăng nhẹ so với cùng kỳ, trong khi tiền chi cho hoạt động đầu tư, mua sắm TSCĐ lại giảm mạnh từ 5.525 tỷ đồng xuống 357 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30/6/2017 tổng nợ vay ngân hàng của Vietnam Airlines là 57.251 tỷ đồng, giảm 3.600 tỷ so với đầu năm. Mặc dù vậy tỷ lệ nợ vay ngân hàng so với vốn chủ sở hữu hơn 4,66 lần gây áp lực lên chi phí trả lãi vay hàng năm.

Trong nửa đầu năm 2017, Vietnam Airlines không chi tiền đầu tư máy bay mới kể cả thuê tài chính hay mua để tăng tài sản cố định. Dự kiến trong năm nay, hãng hàng không này sẽ bán 04 tàu B777, dừng khai thác và trả 03 tàu A330, bán và thuê lại 04 tàu A350 và 01 tàu B787.

Vietnam Airlines cũng lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu 15,5753%. Nhà nước sẽ tham gia góp vốn bằng thặng dư vốn cổ phần.

Số vốn mà Vietnam Airlines huy động dự kiến là 1.911,9 tỷ đồng dự kiến sẽ bổ sung vốn điều lệ để thực hiện Dự án mua máy bay B787-9 và A350 (thanh toán/bù đắp tiền), đồng thời cũng là nguồn bổ sung vốn lưu động (thanh toán các dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh). Ngày 1/9 tới đây, Tổng công ty sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 10%. Cổ tức sẽ được thanh toán vào ngày 2/10 với tổng số tiền chi trả 736 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối đến cuối quý II là 2.050 tỷ đồng, tương đương 16,7% vốn điều lệ.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video