Vietlott có doanh thu 730 tỷ, trả thưởng 284 tỷ đồng trong đó khách trúng 56 tỷ đồng chưa đến nhận

Vietlott chính thức vận hành Hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán kể từ ngày 18/7/2016. Tính đến ngày 31/10/2016, số liệu kê khai và ước nộp nhân sách Vietlott tổng cộng là 85.505,2 triệu đồng.

xo-so-tu-chon-Vietlott

 

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính về quản lý kinh doanh xổ số điện toán diễn ra chiều nay, 23/11.

Cũng theo đó, đại diện Vietlott đã cho biết tính đến hết ngày 30/9/2016, doanh thu bán vé (bao gồm cả thuế) của Vietlott đạt 159,245 tỷ đồng, bằng 0,28% doanh thu của toàn thị trường xổ số (doanh thu của toàn thị trường xổ số đến hết quý III/2016 là 56.901 tỷ đồng).

Tính đến hết ngày 20/11, doanh thu bán vé (bao gồm cả thuế) của Vietlott đạt 734.416 triệu đồng, trong đó: sản phẩm Mega 6/45 đạt 730,454 tỷ đồng, chiếm 99,5% sản phẩm Max 4D đạt 3.962 triệu đồng, chiếm 0,5%. Doanh thu bán vé tính theo số phát sinh doanh thu bán vé thực tế theo ngày.

Về công tác trả thưởng, tính đến ngày 20/11, số liệu trả về đã cho biết có 4 người trúng giải Jackpot với số tiền trúng thưởng phải trả là 284,005 tỷ đồng, trong đó tính đến ngày 22/11 đã trả thưởng 156,838 tỷ đồng. Hiện vẫn còn 1 vé trúng giải Jackpot tại kỳ quay số mở thưởng thứ 54 (20/11) vẫn chưa có khách hàng liên hệ yêu cầu nhận thưởng.

Ngoài ra, còn có 1.961 giải nhất mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 92.980 giải nhì mỗi giải trị giá 300 nghìn đồng và 1.528.749 giải ba mỗi giải trị giá 30 nghìn đồng.

Đại diện của Vietlot cũng cho biết thêm, để minh chứng về việc đã trả thưởng cho các khách hàng trúng thưởng tại các kỳ mở thưởng 39,46 và 51, Vietlott đã yêu cầu Viettinbank – chi nhánh 01 TP HCM phát hành thư xác nhận về việc trả thưởng giải Jackpot của Vietlott.

Về sản phẩm Max 4D, tính đến ngày 20/11, tổng số tiền đã trả thưởng là 1.244,4 triệu đồng.

Mặt khác, đơn vị này cũng đã công bố số liệu kê khai và ước nộp ngân sách của mình, với số tiền lên đến 85.505,2 tỷ đồng tính đến ngày 31/10/2016.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video