Việt Nam ký gần 3 tỉ USD mua nông sản Mỹ, mở đường hợp tác xanh dài hạn

Các doanh nghiệp Việt Nam đã ký 20 thỏa thuận trị giá gần 3 tỉ USD nhập nông sản từ Mỹ, củng cố quan hệ đối tác nông nghiệp 2 chiều.

Chiều 6.6 (giờ địa phương) tại Washington D.C., Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã chủ trì buổi ký kết MOU giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Hoa Kỳ với tổng giá trị lên đến 1,1 tỉ USD. Cùng với các hoạt động ký kết trước đó tại Iowa, Ohio và Maryland, tổng giá trị các thỏa thuận nhập khẩu nông sản Hoa Kỳ đạt gần 3 tỉ USD.


Đoàn công tác Việt Nam đã ký thỏa thuận trị giá gần 3 tỉ USD nhập nông sản từ Mỹ. Ảnh: Đoàn công tác.

Nổi bật nhất trong số này là thỏa thuận trị giá 380 triệu USD, cam kết nhập khẩu 1,2 triệu tấn ngũ cốc gồm ngô, lúa mì và bột đậu nành phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, 7 bản ghi nhớ khác cũng được ký kết với các đối tác lớn và các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ gỗ. Những thỏa thuận này không chỉ thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều, mà còn góp phần đưa nông sản Mỹ vào sâu hơn trong chuỗi cung ứng của Việt Nam.

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh chuyến công tác là minh chứng rõ nét cho quan hệ đối tác tích cực giữa hai quốc gia, đồng thời mở ra cánh cửa hợp tác đầy triển vọng giữa hai nền nông nghiệp có tính bổ trợ.

Trong khuôn khổ lễ ký kết, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã trao đổi với USABC về hợp tác hiện thực hóa mục tiêu Net Zero của Việt Nam. Tại đây, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã trao đổi các sáng kiến, ý tưởng và kỳ vọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển giao công nghệ và sản xuất xanh.

Theo Báo Lao Động

Tăng trưởng xuất khẩu: Cần một chiến lược chủ động và thích ứng

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và chuyển hóa thành động lực bền vững cho nền kinh tế không thể chỉ dựa vào những thuận lợi hay khó khăn ngắn hạn mà cần định hình một chiến lược xuất khẩu chủ động, dài hơi và thích ứng.

Chuyển đổi số khu vực công: Chuyển từ quản lý hành chính sang điều hành phát triển

Việc ứng dụng công nghệ số vào khu vực công không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động của các cơ quan Nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước và người dân tiếp cận dịch vụ công nhanh. Theo phân tích của chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long, việc thúc đẩy số hóa không còn là xu hướng công nghệ đơn thuần, mà trở thành điều kiện tiên quyết để Nhà nước chuyển từ mô hình quản lý hành chính sang mô hình điều hành phát triển.

Chuối Việt Nam và kì vọng xuất khẩu 4 tỷ USD

Tại Diễn đàn thúc đẩy xuất khẩu chanh leo, chuối, dứa, dừa mới đây, ông Phạm Quốc Liêm - Chủ tịch Unifarm - đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng: Ngành hàng chuối Việt Nam hoàn toàn có thể đạt giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD trong tương lai.

Cà phê Việt Nam chinh phục "thánh địa" văn hóa cà phê toàn cầu

Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, đang nỗ lực khẳng định vị thế và mở rộng thị phần cho các sản phẩm cà phê tại thị trường mới, đặc biệt là khu vực Mỹ Latinh - nơi được mệnh danh là "thánh địa" của văn hóa cà phê toàn cầu. Việc Việt Nam lần đầu tiên tham dự Expocafé Chile 2025, diễn ra từ ngày 19 - 20/7/2025, tại Trung tâm Triển lãm Espacio Riesco, Santiago, Chile, đã ghi dấu một sự kiện đầy ý nghĩa trong hành trình này.

Video