Vì sao ngân hàng của bầu Hiển để mất ngôi ngân hàng trả lương cao nhất vào tay Vietcombank?

SHB của bầu Hiển là đơn vị duy nhất có thể lấy danh hiệu ngân hàng trả lương cao nhất từ tay Vietcombank.

shb-ngan-hang

Quý 1/2016, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khiến dư luận bất ngờ khi tăng mạnh quỹ lương cho nhân viên và trở thành ngân hàng trả lương cao nhất Việt Nam.

Chi phí cho nhân viên của Vietcombank trong quý 1/2016 đạt 1.084,08 tỷ đồng, tăng 247,63 tỷ đồng, tương ứng 29,6% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy, bình quân, mỗi nhân viên ngân hàng nhận 75,4 triệu đồng/người/3 tháng, tương ứng 25,13 triệu đồng/người/tháng, tăng 2,48 triệu đồng/người/tháng so với cả năm 2015 tăng khoảng 5 triệu đồng/người/tháng so với quý 1/2015.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016, trong kỳ, quỹ lương của Vietcombank là 1.040,47 tỷ đồng. Bình quân, mỗi nhân viên nhận 70,17 triệu đồng/người/3 tháng, tương ứng 23,39 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 5 triệu đồng/người/tháng so với quý 1/2015.

Như vậy, Vietcombank đã vượt qua ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) của bầu Hiển để trở thành ngân hàng trả lương cao nhất.

Năm 2015, SHB đứng đầu danh sách khi thu nhập của nhân viên đạt 24,13 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, những người quan tâm đến ngành ngân hàng đều nhận thấy SHB có thể vượt qua Vietcombank để lấy lại ngôi vị ngân hàng trả lương cao nhất Việt Nam vào năm 2016 sau khi công bố báo cáo tài chính quý 1/2016 với đầy đủ thuyết minh.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016, tại thời điểm 31/3/2016, SHB có 6.110 người, tăng 27 người so với cuối năm 2015. Trong kỳ, tốc độ tăng quỹ lương của SHB tăng mạnh hơn tốc độ tăng nhân sự. Quý 1, SHB dành 288,14 tỷ đồng cho chi phí nhân viên.

Như vậy, bình quân mỗi người lao động SHB nhận 47,16 triệu đồng/người/3 tháng, tương ứng 15,7 triệu đồng/người/tháng, tăng nhẹ so với con số 15,2 triệu đồng/người/tháng của quý 1/2015.

Đây là điều khá bất ngờ. Trước đó nhiều người cho rằng SHB có thể sẽ mạnh tay chi cho quỹ lương vì ngân hàng đã hoạt động rất hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2016 của SHB là 244,3 tỷ đồng, tăng 78,6 tỷ đồng, tương ứng 47,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Dù kỳ này SHB không lấy lại ngôi vị ngân hàng trả lương cao nhất Việt Nam từ Vietcombank nhưng trong cả năm 2016, cơ hội vẫn còn nhiều cho ngân hàng của bầu Hiển.

Năm 2015 là năm chứng kiến SHB “lội ngược dòng”. Nếu quý 1/2015 thu nhập của người lao động SHB mới chỉ là 15,2 triệu đồng/người/tháng thì sau 3 quý, con số này đã vọt lên 24,13 triệu đồng/người/tháng. Nhờ đó, SHB vượt qua nhiều ông lớn ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Vietinbank để trở thành ngân hàng trả lương cao nhất hệ thống. Điều này có thể lặp lại trong năm 2016 khi mà lợi nhuận của SHB đang có nhiều đột phá.

Mặc dù SHB có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt, quỹ lương dồi dào và trả cổ tức đều đặn nhưng cổ phiếu SHB vẫn giao dịch ở mức giá thấp so với nhiều cổ phiếu ngân hàng khác. Vì vậy, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 4 năm nay, cổ đông yêu cầu Hội đồng quản trị mua vào cổ phiếu để thúc đẩy giá.

Lãnh đạo SHB cho biết cổ phiếu SHB đang có giá thấp hơn giá trị doanh nghiệp nên rất hợp lý để đầu tư. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị không thể mua thêm vì mọi giao dịch về cổ phiếu của Hội đồng quản trị phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

“Hội đồng quản trị tin tưởng bằng hoạt động minh bạch, năng lực, vị thế của SHB ngày càng tăng sẽ là động lực để giá cổ phiếu sẽ có những thay đổi tích cực trong thời gian tới” – SHB cho hay.

Theo VTC

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video