Vì sao đường vào siêu thị ngoại gian nan?

Doanh nghiệp Việt Nam đang cấp hàng cho siêu thị ngoại gặp vô vàn khó khăn vì làn sóng hệ thống siêu thị mua bán, sáp nhập thay đổi chủ, cộng với sức mua thị trường giảm khiến doanh số của các doanh nghiệp sản xuất giảm đáng kể.

le thi thanh lamỞ Việt Nam nói chung và tại TP HCM nói riêng, để đưa hàng hóa vào các siêu thị, các doanh nghiệp sản xuất đang phải chịu mức chiết khấu rất cao. Chỉ trừ hệ thống bán lẻ nội như Coopmart đưa ra mức chiết khấu dưới 10%, thì hầu hết với các siêu thị ngoại đều đỏi mức chiết khấu từ 15- 30%. Điều đó đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nội địa không chịu đựng nổi hoặc đang “chết dần chết mòn”.

Nhiều người chắc sẽ đặt ra câu hỏi tại sao có sự chênh lệnh lớn trong chiết khấu của hai hệ thống bán lẻ nội- ngoại.

Như vậy, một là, hệ thống siêu thị nội còn quá ít để các doanh nghiệp đưa hàng vào. Mặc dù, như một số chuyên gia kinh tế từng nhận định, siêu thị không phải là kênh phân phối duy nhất nhưng với tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa nhỏ, thậm chí siêu nhỏ thì để xây dựng được kênh phân phối truyền thống là cực kỳ khó khăn. Việc đưa hàng hóa vào siêu thị vẫn là phương án hàng đầu mà những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp nghĩ đến.

Thứ hai, có một điều tôi thấy rất đau lòng chính là sự tiếp tay của các doanh nghiệp nội địa khi các doanh nghiệp cho rằng: Bán hàng ở các hệ thống siêu thị ngoại để chúng ta quảng bá thương hiệu. Điều này đã giúp họ vừa có quyền lực cao, tiềm lực tài chính mạnh, vừa có kinh nghiệm cùng khoản chiết khấu cao thì làm sao hệ thống bán lẻ trong nước có thể cạnh tranh? Nói cách khác, với cách suy nghĩ như vậy, chúng ta đang làm yếu đi nội lực của hệ thống siêu thị Việt mà đáng lẽ ra chúng ta phải ngày càng mạnh lên.

Ba là, doanh nghiệp Việt đang thiếu liên kết. Đây là điểm yếu lớn nhất của các , chúng ta cứ mạnh ai lấy làm, không có thông tin, thiếu liên kết và cuối cùng là thua thiệt.

Tới đầu năm 2016, doanh nghiệp Việt Nam đang cấp hàng cho siêu thị ngoại gặp vô vàn khó khăn vì làn sóng hệ thống siêu thị mua bán, sáp nhập thay đổi chủ, cộng với sức mua thị trường giảm khiến doanh số của các doanh nghiệp sản xuất giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, hệ thống siêu thị ngoại lại đưa ra mức chiết khấu cao nên các doanh nghiệp đã ngồi lại với nhau đưa ra công văn yêu cầu các siêu thị ngoại giảm mức chiết khấu. Chúng tôi đã đạt thành công bước đầu. Tức là, chiết khấu của 2016 không tăng và có vài doanh nghiệp đã được họ giảm chiết khấu.

Tuy nhiên, với cách làm nhỏ lẻ như vậy mới chỉ được coi là chiến thuật chứ chưa thể coi là chiến lược lâu dài. Chúng tôi đề nghị việc này phải xuất phát từ các hiệp hội, để chúng ta có được tiếng nói chung, liên kết lại với nhau. Ngoài chuyện liên kết doanh nghiệp, chúng tôi cũng đề xuất mối quan hệ gắn kết giữa hệ thống bán lẻ trong nước với doanh nghiệp sản xuất cần phải mạnh hơn nữa.

Ngoài ra, nên chăng thường xuyên tổ chức hội nghị các nhà cung ứng để các bên cùng ngồi lại lắng nghe, chia sẻ và tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Lê Thị Thanh Lâm Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Sài Gòn Food

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.