Ví "bò sữa" Vinamilk là của để dành, Bộ Tài chính chưa vội thoái vốn

Cho rằng Vinamilk và 9 doanh nghiệp trong danh sách được chỉ đạo thoái vốn là những "của để dành", mang ra bán sẽ bị mua hết ngay nên Bộ Tài chính muốn tính kỹ lộ trình, chưa bán vội.

bo-sua-vinamilk

Được xem là "con bò sữa tỷ đô" trong danh sách những công ty nằm trong lộ trình thoái vốn của Nhà nước thời gian tới, nhưng Vinamilk vẫn chưa có trong danh sách đăng ký bán năm 2016 của Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Thậm chí, FPT dù có mặt trong 120 cái tên sẽ thoái vốn năm 2016 nhưng SCIC vẫn nói nước đôi với thông báo "sẽ điều chỉnh danh mục thoái vốn trong trường hợp cần thiết".

Trước câu hỏi về sự chậm trễ của SCIC trong việc thực hiện yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài chính cho biết 10 doanh nghiệp trọng điểm gồm Vinamilk, FPT, Bảo Minh... là những "của để dành, bán ra sẽ được mua ngay". Việc thị trường quá trông đợi vào động thái thoái vốn của các ông lớn này khiến Bộ Tài chính lo lắng những doanh nghiệp khác thoái vốn cùng thời điểm sẽ khó khăn.

"Chúng ta phải tôn trọng quyền của doanh nghiệp. Bộ cũng đã giao cho SCIC sớm báo cáo về lộ trình", ông Đặng Quyết Tiến - Phó cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) nói.

Trước đó, tại Diễn đàn M&A 2015, Phó cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cũng cho biết việc quyết định bán vốn tại một doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải trả lời được hai câu hỏi: cổ phần đó được định giá bao nhiêu và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp sau khi bán như thế nào.

"Đây không còn là chuyện tối đa hóa tiền thu về như trước... Không có chuyện bán bằng mọi giá, nếu bán xong doanh nghiệp kém hơn thì kiên quyết không làm", vị này nói.

Riêng về vấn đề thoái vốn ngoài ngành của các doanh nghiệp, đại diện bộ chia sẻ vấn đề khó khăn nhất nằm ở việc "miếng ngon đã bán đi hết rồi". Hiện chỉ còn lại những khoản đầu tư phải cắt lỗ, chưa hiệu quả, sai luật nên phải chờ cơ quan pháp luật thụ lý, xử lý nên khó làm nhanh như trước đây.

Theo Trí Thức Trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video