Từng được cam kết đầu tư 10 tỷ trên Shark Tank Việt Nam, mở tới 65 phòng tập, Lamita vừa phải thông báo dừng hoạt động không xác định thời hạn vì ‘vướng mắc nội bộ’

Lamita, startup nhận được cam kết rót vốn từ Shark Hưng và Shark Liên, vừa gửi thông báo dừng hoạt động không xác định thời hạn tới các học viên từ ngày 4/1/2021.

Lamita vừa thông báo về việc tạm dừng hoạt động hệ thống phòng tập Lamita Dance Fitness từ ngày 4/1/2021.

Theo giải thích của Lamita, thời gian vừa qua, startup này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống vì những ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid.

"Cho đến thời điểm hiện tại, những khó khăn vướng mắc nội tại vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết, dẫn đến Công ty phải đi tới quyết định tạm dừng hoạt động không xác định thời hạn", văn bản của Lamita cho biết.

 Từng được cam kết đầu tư 10 tỷ trên Shark Tank Việt Nam, mở tới 65 phòng tập, Lamita vừa phải thông báo dừng hoạt động không xác định thời hạn vì ‘vướng mắc nội bộ’  - Ảnh 1.

Lamita cũng cho hay việc đi đến quyết định này xuất phát từ "những khó khăn, vướng mắc nội bộ không thể giải quyết", đồng thời cam kết đảm bảo quyền lợi của các học viên và đối tác trong hệ thống.

Lamita khởi đầu từ một trung tâm Zumba có tên Zumba Hà Nội, sáng lập năm 2012 bởi những con người tâm huyết với bộ môn Zumba. CEO và Founder Lamita là chị Vũ Thị Thùy Linh, từng lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn hồi tháng 8/2019.

 Từng được cam kết đầu tư 10 tỷ trên Shark Tank Việt Nam, mở tới 65 phòng tập, Lamita vừa phải thông báo dừng hoạt động không xác định thời hạn vì ‘vướng mắc nội bộ’  - Ảnh 2.

Một sự kiện dance party của Lamita. Ảnh: FB.

Thời điểm xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam, Lamita có 50 phòng tập, trong đó sở hữu 6 phòng tập, số còn lại là nhượng quyền thương hiệu. Về tình hình tài chính, startup khi ấy chia sẻ doanh số năm 2018 đạt 14 tỷ đồng, dự kiến năm 2019 con số này sẽ tăng đến 32 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì tái đầu tư chuyển đổi mô hình nên biên lợi nhuận chỉ hơn 2 tỷ đồng.

Khi ấy, Lamita đã được Shark Hưng và Shark Liên cam kết rót vốn 10 tỷ cho 35% cổ phần. Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi sau đó, vị CEO này cho biết đã từ chối nhận đầu tư từ các Shark.

Tính đến tháng 4/2020, startup này có 65 điểm tập trên toàn quốc.

Theo Bình An (Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.