Từ khi Nghị quyết 42 ra đời đến nay, VAMC thu hồi được hơn 68.000 tỷ đồng nợ xấu

Giá trị thu hồi nợ của VAMC từ khi Nghị quyết 42 ra đời đến nay đạt 6.103 tỷ đồng, bằng gần 1/2 tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ 2013 đến nay.

Từ khi Nghị quyết 42 ra đời đến nay, VAMC thu hồi được hơn 68.000 tỷ đồng nợ xấu

Sáng 14/1, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. 

Ông Đoàn Văn Thắng – Tổng Giám đốc VAMC cho biết, năm 2018, cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của VAMC đã được kiện toàn theo Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022 đã được NHNN phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018. 

VAMC đã triển khai hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường đạt 2.819 tỷ đồng giá mua nợ; mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đạt 29.812 tỷ đồng giá mua nợ; xử lý các khoản nợ xấu đã mua đạt 78.000 tỷ đồng dư nợ gốc (đạt 226% kế hoạch) với giá trị thu hồi nợ đạt 37.250 tỷ đồng. 

Đặc biệt từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC trong năm 2017 và 2018 đạt 68.103 tỷ đồng, bằng gần 1/2 tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ 2013 đến nay.  

VAMC đã thành lập Ban Mua và Quản lý nợ, Ban Đầu tư và Mua bán nợ thị trường và Ban Kế hoạch và Quản lý rủi ro trên cơ sở sắp xếp nhân sự từ 03 Ban nghiệp vụ cũ. Đồng thời, năm 2018, VAMC cũng đã thành lập mới Ban Đấu giá tài sản và Chi nhánh của VAMC tại thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị này cũng đã đề nghị NHNN bổ sung 01 Thành viên Hội đồng thành viên, 02 Phó Tổng Giám đốc...vào cơ cấu tổ chức của VAMC. 

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video