TTF: Tồn kho "bay hơi", lỗ quý II hơn nghìn tỷ đồng

Gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho phát hiện thiếu khi E&Y kiểm kê tài sản. Khoản lỗ 1.123 tỷ đồng trong quý II đã khiến Trường Thành phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế 1.082 tỷ đồng, ăn mòn 75% vốn điều lệ của DN này. Giá trị cổ phiếu lao dốc không phanh suốt nửa tháng qua.

CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF-HoSE) mới đây đã gây ra "cú sốc" cho các nhà đầu tư khi công bố Báo cáo tài chính quý II/2016 với khoản lỗ khủng cả ngàn tỷ đồng, ăn mòn tới 75% vốn điều lệ. Nguyên nhân đến từ việc kiểm kê phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho và trích lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi.

Cụ thể, trong quý II, TTF ghi nhận có tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê trong giá vốn hàng bán. Cùng với việc doanh thu bán hàng quý II giảm mạnh 64%, TTF do đó lỗ gộp tới 945 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng vọt, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay. Chi phí quản lý cũng cao gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước.

BCTC Quy 2 TTF

Kết quả kinh doanh của Trường Thành do đó thua lỗ tới 1.128 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 107 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của TTF âm 1.073 tỷ đồng. EPS đạt -7.571 đồng/cp, tương đương mỗi một cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng, cổ đông phải gánh khoản lỗ 7.571 đồng.

Tính đến thời điểm đến cuối quý II/201, tồn kho của Trường Thành xấp xỉ 1.777 tỷ đồng, giảm 520 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, chủ yếu do giảm chi phí sản xuất.

Cơ cấu hàng tồn kho cuối quý II/2016

hang ton kho TTF

Phải thu khách hàng thời điểm đầu năm (31/12/2015) đã được điều chỉnh hồi tố, giảm 218 tỷ đồng xuống còn 861 tỷ đồng. Nguyên nhân được TTF cho biết chủ yếu do khoản trích lập bổ sung dự phòng phải thu khó đòi với số tiền 193 tỷ đồng.

So với số liệu đầu năm đã điều chỉnh hồi tố, phải thu khách hàng tiếp tục giảm 30%, xuống còn 597 tỷ đồng. TTF tiếp tục tăng trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (thêm 38 tỷ đồng) và thu hồi khoản chiếm dụng vốn của khách hàng. Tiền và tương đương tiền của TTF tăng từ gần 8 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Dù vậy, với sự sụt giảm giá trị của hàng tồn kho và khoản phải thu, tổng tài sản của TTF đã sụt giảm 18,5%, xuống còn 3.574 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn của TTF đã thiên hẳn về nợ vay khi vốn chủ sở hữu bị "ăn mòn" do khoản lỗ lũy kế 1.082 tỷ đồng, tương đương 75% vốn điều lệ của DN này. Tỷ lệ nợ đã tăng mạnh từ 64,3% lên 85,54%.

Trước đó, vào ngày 19/7/2016, CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát vừa cho biết tạm dừng việc chuyển đổi khoản vay giá trị 1.201,9 tỷ đồng. Trong quá trình thẩm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh của Gỗ Trường Thành, Tân Liên Phát đã phát hiện một số sai lệch nghiêm trọng giữa thông tin, số liệu thực tế so với thông tin, số liệu đã được TTF công bố liên quan đến hàng tồn kho và nợ khó đòi.

Kể từ khi thông tin này được công bố, giá cổ phiếu TTF liên tục giảm sàn và thường xuyên trong tình trạng dư bán sàn. Giá trị cổ phiếu đã bốc hơi gần nửa giá trị sau nửa tháng.

Gia TTF

Theo NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video