TS. Nguyễn Đình Cung: Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu rất lớn!

“Chúng ta tự hào về tăng trưởng bình quân Việt Nam đạt 7% nhưng từ 2008 trở lại nay chỉ còn hơn 5%. Nguy cơ tụt hậu của Việt Nam rất lớn nếu không thay đổi".

[caption id="attachment_5390" align="aligncenter" width="700"]TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương[/caption]

Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương đã nói như vậy tại Hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015- 2035” ngày 28/8.

Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, với mức bình quân đầu người đạt 2.052 USD năm 2014, Việt Nam chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.

Việt Nam đang đi sau Hàn Quốc khoảng 32 năm, sau Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan 21 năm, sau Indonesia và Philippines khoảng 4 năm về thu nhập bình quân.

Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu rất lớn.

“Báo cáo cho thấy tăng trưởng bình quân 7%, nhưng rất khác biệt giữa hai giai đoạn, trước năm 2008 là 7,8% mỗi năm, nhưng từ 2008 đến nay chỉ 5,8%, chênh lệch khoảng 2 điểm phần trăm.

So với các nước trong khu vực, nếu tăng trưởng 5%, đến năm 2023, GDP của Việt Nam chỉ bằng 7% Thái Lan, còn nếu tăng 7%, sẽ bằng 98% GDP của Thái Lan hiện nay. Nếu tăng trên 7% may ra mới đuổi kịp được, còn 5% chắc chắn tụt hậu”, ông Cung phân tích.

Cũng theo ông Cung, năng suất lao động chưa cải thiện, tăng chủ yếu nhờ chuyển dịch lao động. Vốn đang được đầu tư vào những ngành năng suất thấp, hiệu quả thấp như tài chính, ngân hàng, bất động sản.

“Điều này không hợp lý, nguyên nhân do tín hiệu thị trường sai lệch, các ngành năng suất thấp, hiệu quả thấp thu hút nguồn lực là do có địa tô cao, hơn là tạo ra giá trị gia tăng”, ông Cung nhấn mạnh.

Ông Cung cho rằng, để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. “Mục tiêu ổn định vĩ mô là cần thiết nhưng chưa đủ, nếu không đổi mới thể chế, chức năng của Nhà nước thì nguy cơ tài khóa, tiền sẽ mở rộng và gây ra bất ổn”, ông Cung nhận định.

Nếu còn chần chừ, nguy cơ tụt hậu sẽ còn rất xa so với các nước trong khu vực. Giờ, không có còn đường nào khác, cũng không còn có đường lùi, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Võ Đại Lược cũng cho rằng, tình hình kinh tế đang phức tạp, nếu chỉ bàn đến giải pháp kinh tế thì không thể giải quyết được, chẳng hạn như vẫn giữ doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo thì không thể xử lý được những vấn đề tồn động tại khu vực này.

“Ở thời điểm hiện nay, muốn giải quyết thực sự vấn đề thì chuyện không phải là kinh tế mà phải chính trị, phải có sự đổi mới về tư duy quan điểm phát triển, từ đó đổi mới thể chế”, ông Lược cho biết.

Còn theo PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển tỏ ra lạc quan: “Các nước xung quanh làm được sao ta lại không làm được? Chúng ta phải đảm bảo thực sự mở cửa và hội nhập, thu hút được mọi nguồn lực cho phát triển và phải hoàn thiện để có một nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại”.

Chủ trì buổi hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại.

Theo Bizlive

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video