Trung Quốc nới lỏng chính sách cho vay nhằm cứu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản?

Nửa cuối năm 2021, ngành bất động sản Trung Quốc liên tục xảy ra khủng hoảng về tài chính.

Trung Quốc nới lỏng chính sách cho vay nhằm cứu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản?

Gần 1 năm sau khi Trung Quốc tiến hành áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản, các chính sách tín dụng có liên quan đến lĩnh vực bất động sản có dấu hiệu đang được nới lỏng. Các ngân hàng tại Trung Quốc sau khi nhận được thông báo trên, ngay lập tức đã có sự điều chỉnh lỏng nới chính sách cho vay trở lại bình thường như trước đây.

Theo CNA, gần đây các cơ quan quản lý và giám sát tài chính tín dụng Trung Quốc thường xuyên trao đổi, phối hợp với phía ngân hàng. Một nhân viên của một ngân hàng cho biết các ngân hàng này đã bắt đầu có các chính sách nới lỏng trong cho vay tín dụng kinh doanh bất động sản. Một nhân viên của một công ty kinh doanh bất động sản lớn tại Trung Quốc cũng cho biết "cảm nhận rõ ràng rằng, việc giải ngân gần đây đã nhanh hơn nhiều so với trước đây".

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng quy định mới hiện nay còn phức tạp hơn nhiều so với trước lúc áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý, do đó không thể hoàn toàn coi đây là nới lỏng.

Dưới con mắt phân tích của các chuyên gia làm trong lĩnh vực tài chính tín dụng thì đây chẳng qua là sự điều chỉnh các chính sách vốn đã được các cơ quan tín dụng áp dụng quá nghiêm ngặt suốt 1 năm vừa qua. Đây hoàn toàn là một sự điều chỉnh chứ không phải là một chính sách mới hoàn toàn. Trong bối cảnh các quy định có liên quan vẫn rất phức tạp như hiện nay, việc các doanh nghiệp vay vốn thực hiện như thế nào vẫn là một thách thức đối với các cơ quan tín dụng.

Một nhân viên ngân hàng cho biết thái độ của các cơ quan giám sát đã rất rõ ràng, đó là duy trì tính trung lập. "Cơ quan quản lý yêu cầu tiếp tục giải ngân các khoản cho vay bất động sản thông thường, thậm chí khuyến khích gia tăng tăng trưởng cho vay trong kinh doanh bất động sản như kế hoạch đã đưa ra lúc đầu năm. Tuy nhiên, nhiều công ty chỉ tăng trưởng ở mức thấp".

Các hạn chế cho vay trong ngành bất động sản của Trung Quốc bắt đầu với "Quy định tập trung mới" do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc ban hành vào cuối năm ngoái. Trong đó yêu cầu các ngân hàng cho vay phải cân đối tỷ lệ dư nợ cho vay mua nhà ở cá nhân, yêu cầu các tổ chức tài chính chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vượt quá giới hạn trên thì tùy trường hợp, phải tự cải thiện từ 2 đến 4 năm trước khi cho phép mở lại hoạt động cho vay bình thường.

Nửa cuối năm 2021, ngành bất động sản Trung Quốc liên tục xảy ra khủng hoảng về tài chính. Bắt đầu từ tập đoàn Evergrande, tình cảnh ảm đạm và bi quan tiếp tục bao trùm ngành bất động sản Trung Quốc. Một số doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng như Fantasia, Modern Land… do chính sách siết chặt quản lý tín dụng mà phải kéo dài hoặc tạm dừng dự án, rơi vào cảnh nợ nần do vi phạm hợp đồng đã cam kết.                      

Tham khảo: CNA

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video