Triệt phá nhóm tín dụng đen do học sinh cầm đầu trong trường học

Nhóm học sinh cấp 3 đã tổ chức cho hàng chục bạn học vay mượn tiền với lãi suất "cắt cổ".

Ngày 14-2, một lãnh đạo Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, cho biết đơn vị vừa làm rõ một nhóm học sinh tổ chức cho vay - mượn tiền với lãi suất cao.

Triệt phá nhóm tín dụng đen do học sinh cầm đầu trong trường học - Ảnh 1.

Trường THPT Phan Đăng Lưu nơi xảy ra tình trạng cho vay lãi nặng

Theo điều tra ban đầu, tháng 12-2019, em Đ.T.L. (học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Krông Búk) vay của em P.Đ.H. (học cùng trường) số tiền 6 triệu đồng với lãi suất thỏa thuận 20%/7 ngày. Tuy nhiên, em L chỉ nhận được 4,8 triệu đồng; 1,2 triệu đồng còn lại em H giữ và cho rằng đó là số tiền lãi 1 tuần phải trả. Đến ngày 11-1, em L không có đủ khả năng trả tiền nên bị em H đe dọa không cho đi học nữa. Phát hiện sự việc, cơ quan công an mời 2 em lên làm việc và em H đã thừa nhận hành vi cho vay lãi suất 20%/7 ngày.

Qua quá trình mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định có nhiều học sinh tham gia vào việc cho vay nặng lãi. Cụ thể, em H đã nhờ 2 người bạn cùng lớp là L.V.S. và N.T.N.H. chuyển tiền cho người vay, đi thu nợ và lấy tiền lãi cho H. và được H. trả tiền công. 

Công an huyện Krông Búk đã làm rõ nhóm 3 em học sinh trên đã cho 11 học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu và 1 học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong vay tổng số tiền 23,4 triệu đồng, số tiền thu lãi ước tính 9 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Công an huyện Krông Búk, em H là người trực tiếp cho vay tiền từng có 2 năm nghỉ học và đi làm nên có dành dụm được một số tiền, mới đi học lại. Em H đã lên Youtube xem cách người lớn cho vay tiền kiểu "tín dụng đen" rồi áp dụng cho những học sinh khác vay để lấy lãi. "Cơ quan công an sẽ có văn bản gửi đến nhà trường, Sở GD-ĐT để thông báo về vụ việc nhằm tuyên truyền, giáo dục, răn đe, quản lý chặt các học sinh. Đồng thời, đơn vị sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền tại các trường học để học sinh hiểu rõ, chấp hành và không có vi phạm tương tự", vị lãnh đạo này cho biết thêm.

Ông Nguyễn Tự Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu, cho biết sau khi nhận được văn bản chính thức của công an, trường sẽ căn cứ để xử lý nghiêm các học sinh vi phạm.

Theo Cao Nguyên (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video