TP.HCM: Trẻ mầm non đến trường trực tiếp từ tháng 2-7/2022 theo tinh thần tự nguyện

Từ tháng 2-7/2022, trẻ đến trường tham gia các hoạt động trực tiếp theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Thời gian kết thúc năm học ở bậc mầm non này dự kiến vào ngày 29/7/2022...
Ảnh mih họa.
Ảnh minh họa.

UBND Tp.HCM vừa quyết định ban hành kế hoạch năm 2021-2022 đối với bậc mầm non trên địa bàn thành phố.

Cụ thể là từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như: Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT TP.HCM, các phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức. Phân công trực và thường xuyên thực hiện công tác khử khuẩn môi trường, đảm bảo điều kiện, cơ sở vật chất.

Đồng thời rà soát trẻ đăng ký nhập học theo lứa tuổi, giữ liên lạc chặt chẽ với cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ để nắm bắt tình hình sức khoẻ trẻ. Thực hiện đa dạng các clip hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục chia sẻ với phụ huynh... nhằm hỗ trợ, củng cố về kỹ năng, kiến thức trong thời gian trẻ chưa đến trường.

Còn từ tháng 2-7/2022, trẻ đến trường tham gia các hoạt động trực tiếp theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Thời gian kết thúc năm học ở bậc học này dự kiến vào ngày 29/7/2022. Chính diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên đến thời điểm này, bậc học mầm non mới có khung thời gian, kế hoạch năm học cụ thể.

Được biết từ ngày 10/5, trẻ mầm non và học sinh bậc phổ thông ở Tp.HCM đã tạm dừng đến trường để phòng chống dịch theo quyết định của UBND TP. Tính tới thời điểm hiện tại đã gần 8 tháng các em chưa được đến trường. 

Theo số liệu của Sở GD&ĐT Tp.HCM, năm học 2021-2022 bậc mầm non có khoảng 1.395 trường với hơn 339.000 trẻ, tăng hơn 5.000 trẻ so với năm học trước đó. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hàng trăm cơ sở mầm non tư thục ở Tp.HCM đã phải giải thể, nhiều chủ trường khác cũng lay lắt mong chờ ngày được mở cửa. Hơn 12.000 giáo viên trong đó chủ yếu là giáo viên mầm non đã mất việc trong năm nay.

Hiện tại trẻ mầm non cũng chưa được đến trường vì vậy các cơ sở, giáo viên vẫn phải giữ quan hệ chặt chẽ với cha mẹ, người chăm sóc trẻ để nắm bắt tình hình sức khoẻ của trẻ; thực hiện đa dạng các clip về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục chia sẻ với phụ huynh nhằm hỗ trợ, củng cố về kỹ năng, kiến thức cho trẻ

Theo thông báo từ UBND TP.HCM về cấp độ dịch trên địa bàn thì Thành phố đã đạt cấp độ 1 của dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Về cấp quận/huyện có 18 địa phương đạt cấp độ 1 gồm quận 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Chánh, Bình Tân, Cần Giờ, Củ Chi, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú và chỉ còn 4 địa phương đạt cấp độ 2 là quận 1, 10, Bình Thạnh, TP Thủ Đức. Như vậy, TP Thủ Đức tăng từ cấp 1 lên cấp 2 ngoài ra không còn địa phương có cấp độ 3, 4. 

Ngoài ra có 3 địa phương giảm cấp độ dịch là quận 4, 11, Tân Phú từ cấp 2 xuống cấp 1. Đối với cấp phường, xã thị trấn có 235 địa phương cấp độ 1, 74 địa phương cấp độ 2, 3 địa phương cấp độ 3. 

Theo Thanh Xuân (VnEconomy)

Lần thứ ba Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005: Văn hóa luôn là một trong những trụ cột của phát triển bền vững tại Việt Nam

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông… là điều kiện thuận lợi diễn ra quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh cơ hội quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, toàn cầu hóa đem đến tác động tiêu cực đối với những giá trị truyền thống cũng như làm gia tăng tính ngoại lai trong hoạt động và dịch vụ văn hóa.

Nam A Bank tiếp tục đồng hành TOP 2 Miss Cosmo Vietnam 2025 trên hành trình lan tỏa giá trị cộng đồng

Với vai trò Ngân hàng chính thức của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 – Miss Cosmo Vietnam 2025, Nam A Bank đã trao tặng thẻ tín dụng Nam A Bank Visa Platinum đến Tân Hoa hậu, Á hậu, các giải thưởng phụ và Top 5 chung cuộc. Đồng thời, Ngân hàng sẽ tiếp tục sát cánh cùng tân Hoa hậu, Á hậu trên hành trình đương nhiệm sắp tới.

Phát triển công nghiệp văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc Việt Nam là một tiềm năng kết nối cộng đồng, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa bằng nhiều sự kiện hấp dẫn trong và ngoài nước. Để lan tỏa, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc anh em, hiện có nhiều liên kết giữa các tỉnh, địa phương, lớn hơn là Việt Nam và quốc tế.

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Video