Tour mùa nước nổi… không bán nổi

Năm nay các công ty du lịch, nhà vườn chuyên bán tour mùa nước nổi không thể bán tour vì nước không… nổi.

Năm ngoái, Bến Thành Tourist là một trong những công ty làm ăn được nhất trong mùa nước nổi. Trong khoảng hai tháng rưỡi, đều đặn mỗi cuối tuần, du khách từ nhiều nơi đổ đến TPHCM để được trải nghiệm miền Tây Nam bộ vào mùa nước nổi. Các chương trình đến An Giang, Đồng Tháp thu hút khoảng 1.000 khách lẻ mua tour, chưa kể một số khách đoàn từ các công ty.

Nhưng năm nay, tour đặc biệt này đã bị loại khỏi lịch trình.

[caption id="attachment_38207" align="aligncenter" width="660"]Khách du lịch trải nghiệm mùa lũ các năm trước. Ảnh: Minh Duy Khách du lịch trải nghiệm mùa lũ các năm trước. Ảnh: Minh Duy[/caption]

“Chúng tôi tiếc lắm vì bỏ tour này, nhưng nay có nước nổi đâu mà làm tour”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giám đốc truyền thông của Bến Thành Tourist nói.

Không chỉ có Bến Thành Tourist, nhiều công ty lữ hành khác tại TPHCM cũng không còn tổ chức loại tour này. Hiện tại, muốn tìm tour mùa nước nổi, du khách chỉ có thể liên lạc qua vài công ty như Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty Fiditour…

Nhưng theo Fiditour, do thông tin nước về ít nên khách hàng cũng không muốn mua tour. Tuy công ty đã chào bán tour từ tháng 8 nhưng đến nay chỉ mới có một đoàn khởi hành, thay vì mỗi cuối tuần đều có đoàn như năm ngoái.

Tình hình ở trung tâm bán tour TPHCM ảm đạm nên tại các địa phương vùng nước nổi khách khứa cũng lèo tèo.

Ông Nguyễn Phú Phúc, Giám đốc Trung tâm dịch vụ du lịch thuộc Công ty cổ phần Du lịch An Giang, cho biết năm năm trước đã làm rất nhiều việc để góp phần quảng bá tour nước nổi đến với du khách. Ông đã hợp tác với doanh nghiệp lữ hành tại TPHCM để bán tour, cùng tổ chức các đoàn khảo sát sản phẩm, đích thân cùng đối tác đưa các phóng viên báo chí, truyền hình đến để quay những cảnh đẹp, ấn tượng của mùa nước nổi miền Tây Nam bộ, như rừng tràm Trà Sư, kênh đào Vĩnh Tế, cảnh nước ngập tràn đồng, người dân lênh đênh trên thuyền ba lá đi đổ dớn bắt cá linh, hái bông điên điển…

Những lời giới thiệu, những thước phim đẹp cùng những trải nghiệm độc đáo vừa kể trên đã thu hút khá nhiều khách đến vùng này và Công ty Du lịch An Giang cũng có vài trăm khách mỗi mùa.

“Nhưng nay thì tour nước nổi hiện vẫn còn trong chương trình để gọi là có sản phẩm chứ không quảng bá rộng rãi. Chúng tôi cũng không muốn làm vì nước về ít, không tràn đồng nên có mời khách đến cũng không thể đem lại những trải nghiệm đặc biệt của mùa nước nổi đến với khách”, ông Phúc nói với Sài Gòn Tiếp Thị vào giữa tuần trước.

Theo ông Phúc, năm nay nước về chậm và cũng chỉ có thể đến mé sông, không vào được ruộng đồng. Nguyên nhân có thể là nước ít hơn, nhưng cũng còn do người dân bao đê làm lúa ba vụ, nuôi tôm, nên nước không còn ngả để vào. Nước lên muộn nên cá linh, một đặc sản của mùa nước nổi, cũng chậm lớn. Cá nhỏ, ít hơn, nên dù ở ngay tại địa phương, chợ lớn Long Xuyên, cá cũng không nhiều, khó mà lên được đến TPHCM như những mùa trước.

[caption id="attachment_38208" align="aligncenter" width="660"]Khách du lịch thử cảm giác thu hoạch mật ong tại rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Ảnh: Tuyết Mai Khách du lịch thử cảm giác thu hoạch mật ong tại rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Ảnh: Tuyết Mai[/caption]

Với những du khách vẫn còn tha thiết muốn đi, công ty du lịch phải tạm chuyển lịch trình đến vài vùng trũng, có nước xâm xấp như kênh Vĩnh Tế, búng Bình Thiên hay rừng tràm Trà Sư.

Tại TPHCM, một số công ty lữ hành bỏ tour mùa nước nổi cũng tìm kiếm các chương trình khác ở miền Tây Nam bộ để thay thế. Chẳng hạn, Bến Thành Tourist có chương trình ba ngày về U Minh Hạ gác kèo ong, bắt cá rồi đến Mũi Cà Mau ở homestay, đi soi ba khía vào ban đêm… Tour mới mở nhưng có khá nhiều người Sài Gòn thích thú, vì được trải nghiệm phần nào cuộc sống dân dã miệt vườn miền Tây và còn có thể mua về những bình mật ong rừng tràm.

Theo SGTT

Tags:

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video