Top 10 ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao nhất quý 1/2022 gọi tên ai?

Cuộc đua tín dụng đang chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ ở khối ngân hàng tư nhân

Top 10 ngân hàng có dư nợ cho vay khách hàng lớn nhất

Tính đến cuối quý 1, Top 10 ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất hiện đang cho vay hơn 6,22 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 80% trong 27 ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán.

Đứng đầu bảng xếp hạng vẫn là 3 ông lớn BIDV, VietinBank, và Vietcombank với dư nợ cho vay khách hàng lần lượt là 1,418 triệu tỷ, 1,23 triệu tỷ, 1,029 triệu tỷ.

MB đã vượt qua Sacombank leo lên vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng. MB có dư nợ cho vay khách hàng là 416 nghìn tỷ. Ở vị trí thứ 5 là Sacombank với 413 nghìn tỷ.

Ở nửa sau của bảng xếp hạng, ACB vươn lên vị trí thứ 6 khi cho các khách hàng vay hơn 380 nghìn tỷ. VPBank nối gót với dư nợ 374 nghìn tỷ. Ở vị trí thứ 7 là Techcombank với 366 nghìn tỷ. Chốt danh sách top 10 là HDBank với dư nợ 225 nghìn tỷ.

Top 10 ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao nhất quý 1/2022 gọi tên ai? - Ảnh 1.
 

Top 10 tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng nhanh nhất

SeABank là ngân hàng đứng đầu bảng xếp hạng này khi tăng trưởng hơn 14,3% so với đầu năm. MB tiếp bước với tăng trưởng 14,3%. Ở vị trí thứ 3 là HDBank với tăng trưởng 10,8%. MSB tăng trưởng gần 8,8% và xếp thứ 4. Ông lớn VietinBank đứng vị trí thứ 5 khi ghi nhận tăng trưởng 8,75%. 

Một thành viên khác của big4 là Vietcombank cũng lọt vào top 10 khi tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng đạt 7,09%. Theo sau là Eximbank, VietCapitalBank, Sacombank với tăng trưởng lần lượt là 6,87%, 6,83% và 6,47%. Cuối cùng trong bảng xếp hạng này là ABBank với tăng trưởng đạt 6,45%.

Top 10 ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao nhất quý 1/2022 gọi tên ai? - Ảnh 2.

 

Theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay vào khoảng 14%. Riêng quý I tăng trưởng tín dụng đã đạt 5,04%, cao vượt trội so với mức 1,26% của năm trước. Với tốc độ này các nhà băng đang dần hiện thực hóa mục tiêu kể trên.

Giới chuyên môn đánh giá mức tăng trưởng 14% là mục tiêu tương đối cao trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, với bối cảnh nhu cầu tín dụng tăng lên khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch thì mục tiêu này là khả thi. Một số chuyên gia còn nhận định mức tăng trưởng tín dụng thực tế còn có thể lạc quan hơn mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video