Tổng thống Mỹ Biden cam kết hỗ trợ Ukraine "đến khi nào cần"

Trong Thông điệp liên bang đọc trước quốc hội, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có cam kết ủng hộ Ukraine "đến khi nào cần".

Tổng thống Mỹ Biden đọc thông điệp liên bang

Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp liên bang trước quốc hội vào tối ngày 7/2 giờ địa phương (sáng 8/2 giờ Việt Nam). Đây là bài Thông điệp liên bang thứ hai trong nhiệm kỳ của ông.

 
Thông điệp liên bang kéo dài hơn 1 giờ

Bài Thông điệp liên bang thứ hai của ông Biden kéo dài gần 1 giờ 13 phút, dài hơn một chút so với năm ngoái, và chỉ kém khoảng 15 phút so với bài diễn văn kỷ lục của cựu Tổng thống Bill Clinton năm 2000.

Thông điệp ủng hộ Ukraine

Trong bài diễn văn, Tổng thống Biden nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ hai.

Chủ nhân Nhà Trắng nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn đến chừng nào còn cần thiết. Chúng tôi đang nỗ lực vì tự do, hòa bình hơn nữa không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới.

Cùng nhau, chúng ta đã làm những gì mà nước Mỹ luôn làm hết mình. Chúng ta đã dẫn đầu, đã gắn kết NATO. Chúng ta đã xây dựng một liên minh toàn cầu để đối phó với Nga. Chúng ta đã sát cánh với người dân Ukraine. Tối nay, Đại sứ Ukraine cũng có mặt ở đây, không chỉ đại diện cho đất nước của bà ấy mà còn đại diện cho lòng can đảm của người dân Ukraine".

2023-02-08T032347Z_1983021524_RC2Q6Z9AIWYO_RTRMADP_3_USA-BIDEN-CONGRESS.JPG

(Ảnh: Reuters).

Kêu gọi hợp tác cùng đảng Cộng hòa

"Những người bạn Cộng hòa của tôi, nếu chúng ta có thể làm việc cùng nhau trong nhiệm kỳ trước thì không có lý do gì không thể ở nhiệm kỳ này. Người dân đã gửi đến chúng ta thông điệp rất rõ ràng, đấu tranh vì lợi ích, quyền lực và xung đột sẽ không đưa chúng ta đến đâu.
 
Mục tiêu của tôi là khôi phục lại linh hồn đất nước, xây dụng lại trụ cột của nước Mỹ - tầng lớp trung lưu, và đoàn kết dân tộc", ông Biden nói.

2023-02-08T030546Z_2080203681_RC2P6Z9ITGAR_RTRMADP_3_USA-BIDEN-CONGRESS.JPG

Ông Biden phát biểu trước lưỡng viện quốc hội Mỹ (Ảnh: Reuters).

Khẩu hiệu mới

Theo CNN, ông Biden dường như đã điều chỉnh khẩu hiệu chính sách so với ở giai đoạn đầu nhiệm sở, thay vì "Xây dựng lại tốt đẹp hơn" thành "Xây dựng lại niềm tự hào". Trọng tâm là kết nối lại các cộng đồng đã bị hủy hoại bởi công nghệ và thương mại quốc tế trong nhiều thập kỷ.

Công bố tiêu chuẩn mới về vật liệu xây dựng

Trong bài phát biểu, ông Biden Biden công bố một tiêu chuẩn mới yêu cầu tất cả vật liệu xây dựng được sử dụng trong các dự án cơ sở hạ tầng liên bang phải được sản xuất tại Mỹ. "Gỗ, kính, vách thạch cao, cáp quang, những con đường, cây cầu ở Mỹ cũng sẽ được tạo ra từ các sản phẩm của Mỹ", chủ nhân Nhà Trắng nói.

"Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế, nơi không ai bị bỏ lại phía sau. Việc làm đang quay trở lại. Niềm tự hào đang trở lại nhờ lựa chọn của chúng ta trong vài năm qua", ông Biden nói.

Tạo nhiều việc làm hơn bất cứ tổng thống Mỹ nào

Tổng thống Biden cho biết, chính quyền của ông đã giúp tạo ra 12 triệu việc làm cho nước Mỹ chỉ trong 2 năm, nhiều hơn việc làm tạo ra trong nhiệm kỳ 4 năm của bất cứ người tiền nhiệm nào.

Ông cho biết thêm, trong nửa đầu nhiệm kỳ, chính quyền của ông đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế, trong đó có việc dành 1.000 tỷ USD ngân sách nâng cấp cầu đường, sân bay, hệ thống đường ống và các hạ tầng quan trọng khác.

2023-02-08T022459Z_2067430247_RC2P6Z9B78PN_RTRMADP_3_USA-BIDEN-CONGRESS.JPG

Các nghị sĩ lắng nghe bài phát biểu của ông Biden (Ảnh: Reuters).

Nhân dịp này, ông cũng công bố một tiêu chuẩn mới yêu cầu tất cả vật liệu xây dựng được sử dụng trong các dự án cơ sở hạ tầng liên bang phải được sản xuất tại Mỹ. "Gỗ, kính, vách thạch cao, cáp quang, những con đường, cây cầu ở Mỹ cũng sẽ được tạo ra từ các sản phẩm của Mỹ", chủ nhân Nhà Trắng nói.

"Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế, nơi không ai bị bỏ lại phía sau. Việc làm đang quay trở lại. Niềm tự hào đang trở lại nhờ lựa chọn của chúng ta trong vài năm qua", ông Biden nói.

Ông Biden hy vọng hợp tác với tân Chủ tịch Hạ viện

Mở đầu diễn văn, Tổng thống Biden chúc mừng tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và báy tỏ mong muốn hợp tác với lãnh đạo này của đảng Cộng hòa.

Đây là lần đầu tiên ông Biden đọc Thông điệp liên bang kể từ khi đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 năm ngoái.

2023-02-08T021718Z_1656293815_RC2Q6Z9TE97T_RTRMADP_3_USA-BIDEN-CONGRESS.JPG

Tổng thống Biden phát biểu trước lưỡng viện quốc hội (Ảnh: Reutes).

Lời hứa của Chủ tịch Hạ viện

Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy khẳng định, các thành viên của đảng Cộng hòa sẽ không tìm cách làm gián đoạn bài diễn văn của ông Biden - chuyện thường xảy ra trong những năm gần đây.

Năm 2020, Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là bà Nancy Pelosi đã xé bản sao bài Thông điệp Liên bang của cựu Tổng thống Donald Trump ngay khi ông vừa kết thúc bài diễn văn.

2023-02-08T013912Z_72339101_RC2K6Z9CX3BH_RTRMADP_3_USA-BIDEN-CONGRESS.JPG

Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy (Ảnh: Reuters).

Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden có mặt quốc hội

2023-02-08T020447Z_1787346960_RC2K6Z9FYPJR_RTRMADP_3_USA-BIDEN-CONGRESS.JPG

Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden (váy tím) có mặt tại quốc hội trước khi chồng bà, Tổng thống Joe Biden, đọc thông điệp liên bang (Ảnh: Reuters).

Người chỉ định sống sót

Bộ trưởng Lao động Mỹ Marty Walsh là "người chỉ định sống sót" trong khi Tổng thống Biden đọc Thông điệp liên bang. Thông thường, các tổng thống Mỹ sẽ chọn một quan chức cấp cao làm "người chỉ định sống sót" vào mỗi dịp quan trọng đòi hỏi sự tham gia của hầu hết quan chức chính phủ như lễ nhậm chức của tổng thống hay ngày tổng thống đọc thông điệp liên bang.

Danh tính người chỉ định sống sót được giữ kín đến phút chót và người này sẽ được đưa đến một địa điểm bí mật, đề phòng trường hợp xảy ra một vụ tấn công hay thảm họa. Người chỉ định sống sót có thể đảm nhiệm thay vai trò của tổng thống trong trường hợp tổng thống không thể thực hiện các vai trò đó.

Phó Tổng thống Kamala Harris và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại quốc hội

2023-02-08T014330Z_2009337886_RC2P6Z98W3FD_RTRMADP_3_USA-BIDEN-CONGRESS.JPG

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại quốc hội Mỹ (Ảnh: Reuters).

Ngồi phía sau bục phát biểu của Tổng thống Biden sẽ là Phó Tổng thống Kamala Harris và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy  - thành viên của đảng Cộng hòa.

Những tiêu điểm có thể đề cập trong Thông điệp liên bang

Báo USA Today đã nhận định về một số nội dung quan trọng có thể sẽ được đề cập trong bài phát biểu của chủ nhân Nhà Trắng như xung đột Nga - Ukraine, vụ khinh khí cầu Trung Quốc, các thành tựu kinh tế, đối ngoại, cải cách nhập cư.

Tổng thống Mỹ Biden cam kết hỗ trợ Ukraine đến khi nào cần - 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp liên bang đầu tiên trong nhiệm kỳ hồi tháng 3/2022 (Ảnh: Getty).

Theo Guardian, trong Thông điệp liên bang, ông Biden sẽ đưa ra tầm nhìn lạc quan về tương lai của nước Mỹ, khẳng định kinh tế Mỹ đã khởi sắc hơn nhiều so với thời điểm ông nhận nhiệm sở. Tuy vậy, theo các khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, đa phần người dân Mỹ chưa cảm nhận được rõ rệt những tác động chính sách của chính quyền Tổng thống Biden đến đời sống hàng ngày của họ. Mặc dù tỷ lệ lạm phát ở Mỹ bắt đầu hạ nhiệt sau khi lên đến mức báo động 9,1%, nhưng chỉ 21% người dân xứ sở cờ hoa đánh giá nền kinh tế đang ở tình trạng tích cực.

Thông điệp lần này của Tổng thống Biden được dư luận đặc biệt quan tâm, trong bối cảnh đảng Cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ hồi cuối năm ngoái. Chủ nhân Nhà Trắng được cho là sẽ phát đi thông điệp rằng đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có thể hợp tác với nhau.

Các cố vấn của ông hy vọng, qua Thông điệp liên bang, ông Biden sẽ thuyết phục những cử tri còn hoài nghi bỏ phiếu cho mình nếu ông tái tranh cử vào năm 2024. Theo một số nguồn tin, ông Biden có thể chính thức công bố kế hoạch tái tranh cử trong tháng 2.

Theo Dân trí, USA Today, AP

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video