Tiki nói gì về thông tin "VNG không còn là cổ đông lớn nhất, thay vào đó là đại gia bán lẻ Trung Quốc JD.com"?

Tiki đã chính thức lên tiếng khẳng định thông tin này là không chính xác.

Cụ thể, từ báo cáo tài chính hợp nhất của VNG vào ngày 30/06/2019 cho thấy Tập đoàn VNG nắm giữ 24,6% cổ phần của Tiki.

Cũng theo một thông cáo về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp vào ngày 26/06/2019, JD.com nắm giữ 25,651%. Tuy nhiên, Tiki chính thức xác nhận thông tin trong thông cáo này thuộc về một báo cáo tại một thời điểm trước đó, không phải vào thời điểm ngày 30/06/2019.

Tiki lên tiếng, vì sự khác biệt về thời điểm của 2 báo cáo nên thông tin VNG không còn là cổ đông lớn nhất của Tiki, thay vào đó là JD.com trong quý 2/2019 được chia sẻ trong thời gian gần đây là hoàn toàn không chính xác.

Sàn TMĐT này cũng lần đầu tiên chính thức chia sẻ về tỉ lệ nắm cổ phần cũng như phương thức quản lý, vận hành tại Tiki.

Tiki nói gì về thông tin VNG không còn là cổ đông lớn nhất, thay vào đó là đại gia bán lẻ Trung Quốc JD.com? - Ảnh 1.

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần theo quốc gia đến thời điểm hiện tại của Tiki cũng được Tiki chính thức công bố

Cụ thể, Tiki là một công ty startup được thành lập và điều hành bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tiki.

Sau 9 năm hoạt động với số vốn ban đầu là 5.000 đô la Mỹ và với nhu cầu phát triển xa hơn, Tiki đã huy động và nhận được hỗ trợ tài chính từ nhiều nhà đầu tư: từ quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI, công ty Internet hàng đầu tại Việt Nam là VNG, đơn vị thương mại điện tử thuộc top đầu thế giới JD.com, đến các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo, v.v… Đây là các quỹ đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghệ trên thế giới cũng như khu vực Châu Á.

Theo Tiki, ngoài hỗ trợ về mặt tài chính, các nhà đầu tư không can thiệp vào quyết định kinh doanh và phát triển doanh nghiệp tại Tiki.

Tiki nói gì về thông tin VNG không còn là cổ đông lớn nhất, thay vào đó là đại gia bán lẻ Trung Quốc JD.com? - Ảnh 2.

Sau 9 năm hoạt động, hiện sàn TMĐT này đang là đơn vị số 1 về cơ sở hạ tầng, hệ thống kho vận trong ngành TMĐT Việt Nam với mô hình end-to-end supply chain, sở hữu 10 fulfillment center (trung tâm xử lý hàng hóa) trên toàn quốc với tổng diện tích gần 60.000 m2.

Đồng thời, lần đầu tiên tại Đông Nam Á, đơn vị này cung cấp dịch vụ TikiNOW với khách hàng, nhận hàng trong 2h, có tỷ lệ giao hàng đúng giờ lên đến 99,5% (0,5% còn lại đến từ các trường hợp khi khách hàng không trả lời điện thoại, gặp vấn đề về thời tiết, giao thông, hoặc từ một số lý do không mong muốn khác). Ngoài ra, thời gian giao hàng tiêu chuẩn trung bình trên toàn quốc của Tiki là 1,2 ngày, trong khi con số này của toàn thị trường là từ 4-5 ngày.

Ngoài ra, sau chưa đầy 3 năm kể từ khi ra mắt mô hình Sàn Giao dịch có quản lý Managed Marketplace, Tiki hiện đang cung cấp đến khách hàng Việt Nam hơn 4 triệu sản phẩm với cam kết hàng chính hãng. Đồng thời, sàn TMĐT này cũng góp mặt trong top 6 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất Đông Nam Á trong quý 4/2018, theo nguồn iPrice.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video