Thủy sản Mekong giải trình sai lệch báo cáo tài chính sau kiểm toán

Ngày 27/02/2017 AAM đã đưa ra bản giải trình cho những sai lệch của báo cáo tài chính kiểm toán so với bản báo cáo mà công ty tự lập.

Cơ quan kiểm toán đã phát hiện lỗi trong hai mục số liệu từ đó dẫn đến kết quả tính toán sai về mặt thuế TNDN phải nộp cũng như giá trị lợi nhuận sau thuế của công ty.

Cụ thể, chi phí tài chính sau kiểm toán đã tăng lên tới 1,9 tỷ đồng trong khi mục chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán lại giảm 800 triệu đồng. Điều này khiến cho thuế TNDN công ty phải đóng bị sai lệch giảm 250 triệu, lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo ở mức hơn 800 triệu đồng.

Lý giải cho sai lệch này, Thủy sản Mekong giải thích: Về mặt chi phí tài chính, do công ty trích lập dự phòng cổ phiếu đầu tư vào công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư IPA với số tiền gần 1,9 tỷ. Trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng lên là do AAM hoàn lập tiền lương dự phòng cho công nhân viên.

Trong năm 2016, Thủy sản Mekong chỉ đạt mức lãi 3 tỷ đồng (đạt 60% kế hoạch). Trong đó, riêng quý IV/2016 AAM đạt lãi vỏn vẹn 365 triệu đồng. Đây cũng là quý thứ 10 liên tiếp lợi nhuận của công ty không chạm nổi mức 1 tỷ đồng. AAM đang dự kiến sẽ tổ chức Đại hội vào ngày 16/3. Đại hội sẽ thông qua báo cáo của HĐQT về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016, xem xét phê duyệt kế hoạch sản xuất năm 2017, xem xét và phê duyệt các tờ trình của HĐQT. Về kế hoạch tạm ứng cổ tức 2016, AAM sẽ trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, tức 1 cổ phiếu nhận được 500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 16/3.

Theo Tín Nguyễn - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video