Thương hiệu Vietnam được định giá 203 tỷ USD

Giá trị thương hiệu Việt Nam xếp thứ 5 trong nhóm quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, theo Brand Finance.
Hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance vừa công bố danh sách 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2017. Theo đó, hai chữ “Vietnam” được đơn vị này xếp trong nhóm thương hiệu mạnh (A+) và định giá khoảng 203 tỷ USD. Vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng được cải thiện đáng kể, từ hạng 50 lên hạng 45 nhờ giá trị thương hiệu tăng 43% so với năm ngoái và nằm trong nhóm 10 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất. Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, giá trị thương hiệu Việt Nam xếp thứ 6 và kém bốn lần so với quốc gia dẫn đầu là Indonesia.
[caption id="attachment_73540" align="aligncenter" width="420"] Giá trị thương hiệu Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ 5 thế giới[/caption]
Ông Lại Tiến Mạnh, đại diện quốc gia của Brand Finance tại Việt Nam cho rằng, chỉ số tăng trưởng ấn tượng một phần đến từ những nỗ lực của chính phủ trong việc xây chương trình thương hiệu quốc gia, cộng với tình hình xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài diễn biến tích cực trong thời gian gần đây.

Trên thế giới, thứ tự xếp hạng 5 thương hiệu quốc gia dẫn đầu không có sự xáo trộn.

Với giá trị 21.105 tỷ USD, Mỹ vẫn là thương hiệu quốc gia giá trị nhất nhưng sự tăng trưởng chậm chạp và hình ảnh ngày càng suy yếu do các quyết sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khiến ngôi vương bị đe dọa nghiêm trọng.

Ở vị trí thứ hai, giá trị thương hiệu của Trung Quốc đã vượt mức 10.000 tỷ USD. Hiện, các doanh nghiệp nước này đang dẫn đầu bốn lĩnh vực gồm ngân hàng, rượu, bảo hiểm và bất động sản.

Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Đức (4.021 tỷ USD), Nhật Bản (3.439 tỷ USD), Anh (3.129 tỷ USD).

Brand Finance là nhà tư vấn chiến lược và đánh giá hiện có văn phòng ở 20 quốc gia. Hãng này tính toán giá trị thương hiệu trong bảng xếp hạng theo phương pháp giảm thuế.

Phương pháp này bao gồm xây dựng chỉ số sức mạnh thương hiệu, dự toán doanh thu có khả năng xảy ra trong tương lai được quy cho một thương hiệu và xem xét mức thuế suất sẽ bị tính cho việc sử dụng thương hiệu đó.

Theo Vnexpress
Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video