Thương hiệu Việt và hội nhập

Nhằm khích lệ, động viên và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt nỗ lực xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam ở trong và ngoài nước, qua đó góp phần quảng bá, xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp và bè bạn quốc tế, từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn ngày 20/4 hàng năm là “Ngày Thương hiệu Việt Nam”. Với sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa gắn với thương hiệu Việt khẳng định vị thế trên thị trường.

539e5ac0f1bbc_medium

Xác lập vị thế hàng Việt

Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó đóng góp vào việc tạo dựng uy tín, đưa hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam ngày càng vươn xa, tương xứng với vị thế mới của đất nước, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam.

Từ giữa năm 2014 là thời gian sôi động của các cuộc đàm phán và cơ bản kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, Liên minh Châu Âu... Giai đoạn hiện tại, Việt Nam cũng đang tích cực phối hợp cùng các quốc gia thành viên Asean hoàn tất việc hình thành Cộng đồng Kinh tế chung Asean (AEC) vào cuối năm nay. Dù nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam vẫn là một trong số quốc gia có mức độ thực hiện các biện pháp ưu tiên xây dựng AEC cao nhất, tỷ lệ 90% so với mức bình quân 82,1% của Asean.

Theo ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, năm 2015 là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi AEC được thành lập. Cùng với việc kết thúc đàm phán, ký kết nhiều FTA song phương và đa phương, nền kinh tế đất nước sẽ đón nhận nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Vì vậy, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần chủ động, sáng tạo để tiếp tục phát huy vị trí tiên phong và vai trò là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Chương trình “Thương hiệu Quốc gia – Vietnam Value” là chương trình xúc tiến thương mại dài hạn do Chính phủ tiến hành nhằm xây dựng và định hướng bản sắc dân tộc trong nhận thức của cộng đồng thế giới bằng việc hình thành và quảng bá hình ảnh đất nước, thông qua các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ uy tín tiêu biểu. Đây không hẳn là một giải thưởng dành cho thương hiệu, mà theo nhiều chuyên gia thương hiệu ví von, chương trình này là “xuất phát điểm” để doanh nghiệp trở thành đối tác và được nhà nước bảo trợ để đứng vững tại thị trường trong nước, có điều kiện phát triển ra bên ngoài (thế giới). Do vậy, chương trình đã được Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm lớn.

Năm 2014, tại Hà Nội, chương trình đã vinh danh 63 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt “Thương hiệu Quốc gia”, trong đó 48 doanh nghiệp tiếp tục đạt “Thương hiệu Quốc gia” và 15 doanh nghiệp đăng ký mới đáp ứng đủ các tiêu chí “ngặt nghèo” mà chương trình đưa ra. Rõ ràng, việc xác lập vị thế của thương hiệu đã được doanh nghiệp ngày càng coi trọng, nỗ lực.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

“Việt Nam đang đứng trước bối cảnh thời gian còn rất ít, bởi độ mở của cánh cửa hội nhập đang dần lớn, nếu doanh nghiệp không xây dựng được thương hiệu cho mình sẽ khó cạnh tranh. Tới đây, ngay tại thị trường trong nước, hàng loạt thương hiệu ngoại trong khu vực Asean và quốc tế sẽ tràn vào thị trường theo tiến trình giảm thuế mà Việt Nam cam kết thực hiện khi tham gia các FTA. Làm thương hiệu không thể là việc ngắn hạn mà phải xác định đây là công việc thường xuyên, thông qua việc không ngừng cải tiến chất lượng, đổi mới sản phẩm, dịch vụ” – ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện Thương hiệu và Truyền thông Sage lưu ý ở Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015 với chủ đề “Kết nối doanh nghiệp thương hiệu quốc gia - nâng cao năng lực cạnh tranh” vừa diễn ra tại TP.HCM.

Theo ông Sơn, các doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu ở tầm phổ quát chung để có thể tiến xa hơn trên thương trường quốc tế. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu đứng riêng rẽ một mình, vì vậy cần liên kết với nhau để khai thác chung “nguồn tài nguyên” để tiết giảm chi phí. Việc cộng đồng doanh nghiệp trong nước ưu tiêu sử dụng hàng hóa của nhau cũng là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động, cần xây dựng giọng điệu nhất quán trong chiến lược quảng cáo, truyền thông, tiếp thị sản phẩm và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

“Trên lý thuyết thì đơn giản nhưng thực tế là việc xây dựng thương hiệu tại Việt Nam không dễ dàng do tâm lý người Việt thường sính hàng ngoại” – ông Trần Thanh Trọng, Tổng giám đốc Công ty Sáng Ban Mai thừa nhận. Do vậy, ông Trọng đề nghị các cơ quan, ban ngành cần tiếp sức cho doanh nghiệp.

Là đơn vị khá thành công trong việc xây dựng thương hiệu tại thị trường trong nước lẫn quốc tế nhưng để làm được điều này, trong thời gian qua, nhựa Bình Minh phải tự vận động và chưa nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý. Ông Nguyễn Hoàng Ngân - Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh cho rằng, để hỗ trợ doanh nghiệp, các bộ ngành cần xây dựng “nhịp nhàng” giữa chất lượng, tiêu chuẩn quốc gia với chất lượng của khu vực, thế giới vì hiện nay, tiêu chuẩn trong nước so với tiêu chuẩn thế giới vẫn còn “khá khập khiễng”. Vì vậy, doanh nghiệp được bình chọn “Thương hiệu Quốc gia” đang phải đối mặt với áp lực này, và khổ sở với tình trạng hàng giả, hàng nhái.

“Nếu xác định xây dựng vị thế cạnh tranh từ các thương hiệu quốc gia thì cơ quan quản lý nên có những hoạt động hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp hơn nữa. Thời gian qua, các thương hiệu quốc gia mới chỉ được chú trọng trong công tác xúc tiến thương mại” – ông Ngân bày tỏ.

Theo ông Đỗ Kim Lang - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, trong thời gian tới, chương trình “Thương hiệu Quốc gia” sẽ đẩy mạnh xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển thương hiệu thông qua việc phối hợp các chương trình lẫn hoạt động tương đồng về mục tiêu, nội dung của các bộ ngành, qua đó tạo lập cơ chế, chính sách đồng bộ hỗ trợ thiết thực, thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thông tin. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Song song phát triển thương hiệu riêng của từng doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu ngành, sản phẩm mang thương hiệu vùng miền, chỉ dẫn địa lý...

Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, trong mỗi sản phẩm, thương hiệu quốc gia đều thể hiện sự lao động, kết tinh tinh thần của cả dân tộc. Do vậy, các doanh nghiệp phải trân trọng, nâng niu và phát triển thương hiệu đó. Thương hiệu còn chứng tỏ năng lực cạnh tranh của quốc gia, bởi nếu không có thương hiệu đáp ứng được tiêu chí của thế giới thì hàng hóa sẽ không tiêu thụ được.

Theo DN&ĐT

Tags:

Chương mới của nền kinh tế

Chính phủ vừa tái khẳng định quyết tâm theo đuổi kịch bản tăng trưởng GDP 8,0% và thậm chí phấn đấu đạt 8,3 – 8,5% trong năm 2025.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video