Thương hiệu viễn thông Việt được định giá cao, ngân hàng ở mức thấp

3 thương hiệu viễn thông lớn của Việt Nam đều nằm trong top 20 khu vực, với tổng giá trị được tính toán đạt hơn 4 tỷ USD, trong khi các ngân hàng lại không có vị trí tương ứng.

Tổ chức đánh giá thương hiệu toàn cầu Brand Finance vừa công bố các báo cáo đánh giá thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông và ngân hàng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2017, trong đó Việt Nam được nhắc đến là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu về viễn thông ở mức cao nhất khu vực.

3 đại diện của Việt Nam xuất hiện trong top 20 thương hiệu viễn thông có giá trị nhất ASEAN gồm Viettel Telecom (vị trí thứ 2), Vinaphone (10) và Mobifone (17). Tổng giá trị thương hiệu của 3 nhà mạng đạt hơn 4,1 tỷ USD.

[caption id="attachment_51003" align="aligncenter" width="500"] 20 thương hiệu viễn thông có giá trị nhất ASEAN. Nguồn: Brand Finance[/caption]

So với năm 2016, giá trị thương hiệu của Viettel đã tăng 5 bậc, được định giá gần 2,7 tỷ USD, trong khi hai thương hiệu còn lại có sự hoán đổi vị trí khi Vinaphone tăng 10 bậc còn Mobifone giảm 2 bậc, lần lượt đạt 1,04 tỷ USD và 391 triệu USD. 2 đại diện khác của Việt Nam xuất hiện trong danh sách là Vietnamobile và Gmobile được định giá 17 triệu và 9 triệu USD, lần lượt xếp vị trí thứ 35 và 38.

Ngược lại, trong lĩnh vực ngân hàng, không có thương hiệu nhà băng nào của Việt Nam nằm trong top 20 khu vực, theo đánh giá của Brand Finance năm 2017.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) xếp vị trí 26 và 27, trong khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có thứ hạng 33. Đứng đầu bảng là 3 ngân hàng của Singapore với tổng giá trị thương hiệu gần 13 tỷ USD.

So với năm trước, chi duy nhất giá trị thương hiệu của BIDV giữ vị trí không đổi trong khi VietinBank giảm 3 bậc và Vietcombank giảm 5 bậc. Tổng giá trị thương hiệu của 3 ngân hàng này đạt 686 triệu USD.

Trao đổi với VnExpress, ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành của Brand Finance Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, không chỉ xếp vị trí thấp, giá trị đóng góp của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam cũng ở mức thấp nhất khu vực, chỉ từ vài phần trăm. Trong khi đó, tỷ lệ của các ngân hàng Singapore đạt trên 40%.

"Ngân hàng Việt Nam không chỉ bắt đầu quản lý thương hiệu muộn, mà còn chưa chắc chắn về việc đầu tư vào thương hiệu theo cách thức có tổ chức và có thể đo lường được", ông Samir Dixit đánh giá.

Theo Minh Sơn - VNE

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video