Thương hiệu smartphone thành công tại Việt Nam đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn tại châu Âu

Oppo, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc lớn thứ 4 thế giới đang khẩn trương tìm hướng đi mới ở nước ngoài, sau khi bị 'ông lớn' Nokia khởi kiện vì vấn đề bản quyền.

Hiện tại, người dùng sẽ không thể nào truy cập vào các trang website của Oppo tại Đức. Thay vào đó, trang web chỉ hiện lên thông báo ngắn gọn: Thông tin sản phẩm hiện không có sẵn.

Diễn biến bất thường này bắt nguồn từ việc nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc đã thua kiện trước Nokia. Nhà cung cấp thiết bị viễn thông Phần Lan đệ đơn khiếu nại cáo buộc Oppo sử dụng các bằng sáng chế công nghệ mà không trả tiền bản quyền. Vào tháng 8, một toà án tại Đức đã ra phán quyết dừng kinh doanh điện thoại Oppo.

Thương hiện điện thoại Trung Quốc thâm nhập thị trường châu Âu từ năm 2018 và coi Đức là một trong những thị trường trọng điểm trong khu vực. Do đó, phán quyết của toà án là một đòn giáng mạnh vào chiến lược kinh doanh của công ty.

Nokia được cho là sẽ tiếp tục nộp đơn kiện bổ sung tại các quốc gia châu Âu ngoài Đức, đồng nghĩa với việc smartphone thương hiệu Oppo có thể bị cấm bán tại các thị trường khác.

Billy Chan, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh quốc tế của hãng Oppo cho biết, châu Âu là khu vực quan trọng và công ty mong muốn được cung cấp cho người tiêu dùng tại đây các sản phẩm sáng tạo trong tương lai. Thế nhưng, rắc rối với Nokia có thể khiến tham vọng này tan biến.

Ngoài châu Âu, Oppo cũng đã phải đối mặt với những thách thức ở Ấn Độ, thị trường hãng bước chân vào năm 2014. Vào tháng 7, chính phủ Ấn Độ đưa ra án phạt 43,8 tỷ Rupee (khoảng 550 triệu USD) đối với các chi nhánh địa phương của Oppo với tội danh trốn thuế.

Khoản phạt này là một phần trong hàng loạt các hành động trấn áp đối với những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tại Ấn Độ, xuất phát từ căng thẳng địa chính trị giữa 2 nước. Trước đó, vào tháng 4, Xiaomi đã bị thu giữ 725 triệu USD.

Thương hiệu smartphone thành công tại Việt Nam đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn tại châu Âu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. 

Oppo được thành lập vào năm 2004 tại Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ban đầu công ty là bộ phận nghe nhìn tách ra từ nhà sản xuất điện tử BKK. Người sáng lập và giám đốc điều hành công ty, Tony Chen, là cựu giám đốc điều hành tại BBK.

Vivo, một thương hiệu điện thoại thông minh giá rẻ khác, cũng là một nhánh của BKK, nhưng làm việc dưới các nhóm quản lý riêng biệt và thường xuyên cạnh tranh với nhau trên thị trường.

Oppo những ngày đầu chỉ bán máy nghe nhạc MP3 và chuyển sang smartphone vào năm 2011, tập trung vào phân khúc giá rẻ nhưng thiết kế nổi bật cùng nhiều tính năng phức tạp.

Tại Việt Nam, với chiến lược marketing gần như là phủ sóng khắp các chương trình truyền hình và quảng cáo với những gương mặt hot nhất showbiz đã đem lại thành công không hề nhỏ cho Oppo. Sinh sau đẻ muộn so với các thương hiệu khác song hãng điện thoại di động đến từ Trung Quốc lại được rất nhiều người trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh – sinh viên.

Trong những năm qua, với việc Huawei bị bủa vây bởi các lệnh trừng phạt, Oppo đã có cơ hội thu hút một phần khách hàng của đối thủ và phát triển hơn nữa. Năm 2016, công ty này là thương hiệu dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc.

Tham khảo: Nikkei Asia

Theo Khánh Vy (Nhịp sống kinh tế)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video