Thủ tướng lắng nghe góp ý của 14 tập đoàn tư nhân

Sáng nay 30-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ, lắng nghe góp ý của 14 tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam trong buổi tọa đàm "Đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân".

[caption id="attachment_70042" align="aligncenter" width="650"] Thủ tướng chủ trì tọa đàm "Đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân"[/caption]

Trong đó có: ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công , ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai , ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DOJI , bàThái Hương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám Công ty CP Hàng không VietJet , ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT Geleximco , ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Nutifood , bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần cơ điện lạnh ( REE ), bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG ...

[caption id="attachment_70041" align="aligncenter" width="640"] Lãnh đạo các tập đoàn tư nhân trao đổi bên lề buổi tọa đàm[/caption]

Ông Vũ Viết Ngoạn - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết năm 2017 nền kinh tế có những khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm để đạt mục tiêu tăng trưởng và chặng đường phát triển tới đây của đất nước.

"Thủ tướng tổ chức toạ đàm với một số tập đoàn kinh tế tư nhân với chủ đề Chính phủ và tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành, phát triển kinh tế, lắng nghe và đổi mới chính sách để khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển"- ông Vũ Viết Ngoạn nói.

[caption id="attachment_70040" align="aligncenter" width="640"] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc[/caption]

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Trước đây Chính phủ thường gặp các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhưng năm nay chúng tôi quyết định gặp gỡ, đối thoại với khối DN tư nhân. Những tập đoàn ngồi đây là những đơn vị bước đầu thành công, góp phần vào phát triển đất nước".

Thủ tướng cho biết Chính phủ muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển, có gì đặt ra để thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 để kinh tế tư nhân là động lực phát triển.

"Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển? Do môi trường kinh doanh hay thuế khoá, lao động, môi trường thì nhà nước cần làm gì nữa để khối DN tư nhân phát triển? Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay?"- Thủ tướng đặt vấn đề và mong muốn đại diện tập đoàn kinh tế tư nhân nói thẳng, thật, trách nhiệm.

Theo Thủ tướng, trước đây chưa từng có những tập đoàn lớn như hiện nay và vai trò kinh tế tư nhân cũng chưa được nhấn mạnh. Thực tế, rất nhiều DN cơ cấu DNNN chỉ 0,5%, DN tư nhân chiếm 96,7%, DN FDI chỉ chiếm 2,6%... DN tư nhân chiếm vị thế trong cơ cấu về số lượng DN hiện nay.

[caption id="attachment_70039" align="aligncenter" width="640"] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DOJI[/caption]

"Nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công, trong số đó có những vị đang ngồi đây ngày hôm nay"- Thủ tướng chia sẻ.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cho rằng trong 496.000 DN đang hoạt động, DN tư nhân chiếm phần lớn thì DN vừa, lớn chỉ chiếm chưa tới 10.000, còn lại 486.000 là DN nhỏ, siêu nhỏ. Thủ tướng cho rằng, vai trò người dẫn dắt, đóng góp cho nền kinh tế rất quan trọng. DN tư nhân chiếm tỷ lệ tài sản không cao, nhưng góp tới 43% GDP.

"Nút thắt ở đây là gì? Các vị hay đưa ra những vấn đề mà cho rằng cần tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển. Từ tiếng nói này chúng tôi sẽ hình thành chính sách, định hướng để tiếp tục tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh để DN tư nhân phát triển đúng hướng; ngày càng nhiều tập đoàn lớn mạnh cùng khối DN nhỏ và vừa" - Thủ tướng mong mỏi.

Theo Thế Dũng Người lao động

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video