Thu hút FDI ở Bắc Ninh: Chiến lược mới từ nền tảng thành công

Trong chiến lược phát triển của mình, tỉnh Bắc Ninh đang kỳ vọng sẽ đẩy nhanh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên cơ sở những thành tựu quan trọng đã đạt được từ nhiều năm nay.

[caption id="attachment_8671" align="aligncenter" width="700"]Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đang trao đổi với các nhà đầu tư tại một diễn đàn về đầu tư năm 2014. Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đang trao đổi với các nhà đầu tư tại một diễn đàn về đầu tư năm 2014.[/caption]

Tiềm năng song hành ưu đãi

Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng 110km.  Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc Bộ.

Năm 2014, dân số trung bình của Bắc Ninh đạt 1.132.231 người, với hơn 700.000 người đang trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động của tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 20,4%, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Bắc Ninh cũng được đánh giá là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư thuận lợi, luôn nằm trong Top những tỉnh có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao nhất cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội luôn được tỉnh quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh với mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có trên 3.810 km, mật độ đường 4,63km/km2, thuộc loại cao so với bình quân cả nước.

Bên cạnh đó, hệ thống các khu, cụm công nghiệp của tỉnh cũng ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất. Theo quy hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.319 ha.

Về hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hiện đã được hiện đại hóa với mật độ thuê bao điện thoại 118 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet 6,72 thuê bao/100 dân. UBND tỉnh cũng đã triển khai thực hiện Đề án phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Đến nay, toàn tỉnh cũng đã có 7 dự án đang triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân với tổng diện tích 196.510m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 26.600 công nhân, ngoài ra có 10 khu đô thị, dịch vụ gắn với khu công nghiệp. Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển hạ tầng khu nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo thông qua việc hình thành và phát triển các khu làng đại học hiện đại, văn minh với hàm lượng cao về kinh tế tri thức, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Mặt khác, tỉnh cũng đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, qua đó giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường nhanh chóng, cắt giảm tối đa chi phí thời gian không đáng có. Cơ chế “Một cửa” “Một cửa liên thông hiện đại”, “Một cửa hiện đại” được thực hiện tốt ở các đơn vị hành chính từ cấp xã, phường đến cấp tỉnh. Từ nhiều năm nay, trong công tác điều hành, tỉnh đã nhất quán phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, theo đó các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hấp dẫn như về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất, sử dụng đất… đều được tỉnh linh hoạt áp dụng với tinh thần ưu đãi cao nhất.

[caption id="attachment_8670" align="aligncenter" width="700"]Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm thư viện của Khu ký túc xá công nhân Công ty Samsung Electronic Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm thư viện của Khu ký túc xá công nhân Công ty Samsung Electronic Việt Nam.[/caption]

Hướng tới công nghệ cao

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 763 dự án có vốn FDI với tổng mức đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 11,4 tỷ USD, đứng thứ 7 cả nước, thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Hồng. Trong số này, có 559 dự án hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng mức đầu tư là 10,7 tỷ USD và 204 dự án hoạt động ngoài các khu công nghiệp với tổng mức đầu tư là 0,7 tỷ USD.

Số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký tăng đều qua các năm, đặc biệt, tăng vọt trong năm 2015 với dự án đầu tư mở rộng 3 tỷ USD của tập đoàn Samsung Display. Các dự án đầu tư của Tập đoàn Samsung vào Bắc Ninh có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ tới làn sóng FDI vào tỉnh, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ Hàn Quốc với hơn 400 dự án, chiếm 72,5% tổng vốn FDI trên toàn tỉnh. Phần lớn các dự án tập trung trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này với hơn 80% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất của các dự án FDI trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 60% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án.

Khu vực FDI ngày càng có những đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Bắc Ninh. Tính theo giá hiện hành, ước cả năm 2015 tổng sản phẩm khu vực FDI đạt 86.114 tỷ đồng, chiếm 70,3% tổng sản phẩm toàn tỉnh. Ước tính 7 tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI (theo giá hiện hành) đạt khoảng  479.798,7 tỷ đồng, chiếm 92% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học là ngành giữ vai trò chủ đạo trong khu vực FDI với 89% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn khu vực năm 2014, ước cả năm 2015 sẽ đạt 31.430 tỷ đồng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do khu vực FDI tạo ra: Ước cả năm 2015 đạt 22.330 triệu USD, chiếm 99,2% toàn tỉnh. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là điện thoại và linh kiện điện tử với trên 90% giá trị xuất khẩu, qua đó dần hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh là công nghiệp điện tử.

Trong thời gian tới, với mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh tập trung vào các nội dung chính là phát triển các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đặc biệt, tỉnh sẽ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực tạo ra giá trị gia tăng cao theo chuỗi giá trị hình thành cụm công nghiệp liên kết (cluster) trên cơ sở lấy doanh nghiệp lớn là hạt nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các vệ tinh cung ứng, tập trung vào ngành điện tử, viễn thông, cơ điện tử, hóa dược...

Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp FDI gồm các nhóm dịch vụ là y tế; vận tải, đưa đón công nhân; cung cấp lương thực, thực phẩm trong khu công nghiệp; bảo vệ; nhà ở cho công nhân; xử lý chất thải trong; dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng; dịch vụ du lịch… Bên cạnh đó, sẽ sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ sạch trong sản xuất; ưu tiên thu hút những doanh nghiệp có số thu ngân sách cao.

Trọng Hưng

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.