Thị trường tín dụng đưa mức lãi suất về 5%: Mục tiêu… khó khả thi

Mục tiêu giảm hoặc tiết chế lãi suất dài hạn xuống 5% và những mục tiêu khác trong điều hành chính sách tiền tệ, kế hoạch phát triển kinh tế bền vững thật “khó khả thi” trong thời điểm này.

[caption id="attachment_32149" align="aligncenter" width="588"]Thị trường tín dụng Việt Nam với mức lãi suất 5% như các nền kinh tế đang phát triển khác là một mục tiêu đang được nhắc đến và kỳ vọng nhất trong quá trình tái cơ cấu lần này Thị trường tín dụng Việt Nam với mức lãi suất 5% như các nền kinh tế đang phát triển khác là một mục tiêu đang được nhắc đến và kỳ vọng nhất trong quá trình tái cơ cấu lần này[/caption]

“Leo dốc, vác nặng”

Theo Dự thảo đề án tái cơ cấu kinh tế 2016-2020, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là duy trì ổn định lạm phát và neo kỳ vọng lạm phát ở mức 5%/năm; giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước xuống 3,5-4% GDP; giảm nợ công xuống mức dưới 62% GDP; và củng cố dự trữ ngoại hối lên khoảng 5 tháng nhập khẩu.

Như vậy, với 4 mục tiêu cụ thể cộng hưởng nêu trên và với những hiện trạng và hệ quả lớn đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng và những cái “túi thủng” của nhiều DNNN từ năm 2007 đến nay, thì e rằng để đạt được mục tiêu lãi suất từ 10% về mức 5% sẽ là một cuộc leo dốc 15 độ nghiêng với 80 kg trên lưng – khó khả thi.

Giải pháp từ thực tế

Để tăng tính khả thi của mục tiêu, theo tôi, Chính phủ đã đối diện nhưng chưa thật sự chấp nhận – đó là các khoản nợ xấu đã được biết và đặc biệt là những khoản nợ xấu còn đâu đó chưa được ghi nhận bên trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Kế tiếp, nên chấm dứt giải pháp mua nợ 0 đồng và không hao tổn ngân sách và đồng thời nhanh chóng đưa những khoản nợ này về với giá trị thật của nó. Nếu Chính phủ không thực hiện được các vấn đề đó thì dù có ép chế thì hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính hiện nội địa hiện nay tự nó không thể gánh vác cái mục tiêu đó.

Nói một cách khác, không còn lựa chọn nào khác, cuối cùng thì chúng ta phải sửa chữa bảng cân đối nền kinh tế quốc gia và cũng phải đồng thời sửa chữa các bản cân đối của các ngân hàng trong hệ thống.

Về tỷ trọng cho vay ngắn hạn của các Ngân hàng quốc doanh hoặc ngân hàng cổ phần nhưng nhà nước sở hữu đa số sự bất cân xứng này của hai nhóm ngân hàng cho thấy đó là điều bất cập đáng tiếc trong thị trường tín dụng ở nghĩa hẹp và nền kinh tế ở nghĩa rộng. Các Ngân hàng lớn với lợi thế nguồn vốn dồi dào và rẻ hơn thì đáng ra phải phân bổ cho trung dài hạn nhiều hơn nhưng ở đây thì ngược lại.

Một thời gian dài và các cơ quan quản lý và giám sát đã lơ là cho phép các cổ đông lớn chi phối và những “nhóm lợi ích” của họ đã xào nấu nguồn vốn ngắn hạn và hạn hẹp huy động được của ngân hàng. Thiết nghĩ đây mới chính là gốc góp phần vào sự bất cân xứng và bất cập như hiện nay của hệ thống. Đặc biệt vụ việc của Ngân hàng Xây dựng cho thấy rõ điều này.

Ông Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN TP HCM:DN chưa đặt niềm tin vào sự ổn định lãi suất trong dài hạn

pham-ngoc-hungLãi suất hiện nay các ngân hàng vẫn đang áp dụng theo từng nhóm DN. DN khỏe, lớn, lãi suất thấp. DN nhỏ, kế hoạch kinh doanh chưa triển vọng rõ rang thì ngân hàng rất ngại cho vay. Theo ghi nhận của chúng tôi, bản thân các ngân hàng hiện cũng đang rất e ngại, thận trọng cho vay, nhất là với nhóm DN có mức độ rủi ro cao. Nói về lãi suất cho vay, thực tế chỉ mang tính tương đối, nếu nhìn về dài hạn, cần xem xét trong các quốc gia trong khu vực xem mức lãi suất áp dụng cho DN có đủ sức giúp DN cạnh tranh không. Và cũng tùy từng thời điểm, tùy thuộc nhu cầu từng DN mà DN chấp nhận mức độ lãi suất khác nhau. Có những thời gian nếu DN ráo riết cần vốn bổ sung vốn lưu động hoặc cho một dự án cần ngay tiếp vốn, thì dù mức lãi suất cao hơn so với mặt bằng, họ vẫn chấp nhận vay. Nhìn chung, có một điểm khá nghịch lý trong tín dụng cho DN là hiện nay do niềm tin vào sự ổn định lãi suất trong dài hạn vẫn còn rất mỏng, bấp bênh, mà sâu xa là niềm tin vào đồng bản tệ chưa vững vàng, khiến lãi suất cho vay trong trung và dài hạn đang bắt DN chịu mức lãi suất cao, còn lãi suất ngắn hạn thì thấp hơn. Điều này ngược lại với các quốc gia luôn có chính sách lãi suất với định hướng hỗ trợ DN vay đầu tư dài hạn.

Theo Lê Trọng Nhi Chuyên gia Ngân hàng/DĐDN

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video