Thép Việt Ý lỗ 68 tỷ đồng trong quý 2/2018 - số lỗ kỷ lục từ khi lên sàn

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 Thép Việt Ý vẫn còn lỗ 66 tỷ đồng.

CTCP Thép Việt Ý (mã chứng khoán VIS) công bố báo cáo tài chính quý 2/2018 với số lỗ bất ngờ gần 68 tỷ đồng.

Cụ thể, tính riêng quý 2/2018 doanh thu thuần đạt 1.374 tỷ đồng giả 8% so với cùng kỳ trong khi chi phí giá vốn chỉ giảm 3%. Đáng chú ý, chi phí giá vốn bỏ ra còn lớn hơn cả doanh thu nên Việt Ý đã lỗ gộp từ hoạt động bán hàng gần 16,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận lãi hơn 15,56 tỷ đồng.

Lý giải về doanh thu sụt giảm, Thép Việt Ý cho rằng tiếp tục đà đi xuống từ quý 1, bước sang quý 2 nhu cầu thép của thị trường trong nước vẫn yếu, giá thép đầu ra liên tục giảm giá trong khi giá nguyên liệu đầu vào không có nhiều thay đổi, dẫn tới chi phí giá vốn tăng mạnh.

Theo phía công ty, so với quý 2/2017 giá phế liệu đầu vào của sản xuất thép tăng mạnh, thậm chí một số loại nguyên liệu phục vụ sản xuất phôi thép còn tăng gấp đôi làm giá thành sản phẩm tăng vọt. Trong khi đó giá đầu ra tăng dè dặt. Bên cạnh đó, cuối kỳ, do chi phí sản xuất cao nên công ty còn phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4,5 tỷ đồng cho số lượng hàng tồn.

Doanh thu tài chính – mà chủ yếu là thu lãi tiền gửi đạt gần 5,2 tỷ đồng. Chi phí tài chính – mà chủ yếu là chi phí lãi vay 21,9 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 22,9 tỷ đồng phải chi cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, chi phí bán hàng gấp đôi, lên mức 5,3 tỷ đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 17,1 tỷ đồg, lên mức 29,6 tỷ đồng.

Những yếu tố này dẫn đến Thép Việt Ý báo lỗ gần 68 tỷ đồng ngay trong quý 2/2018.

Do quý 1 cũng giảm sút mạnh, chỉ lãi chưa đến 2 tỷ đồng nên lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 Thép Việt Ý lỗ ròng hơn 66,1 tỷ đồng – đây cũng là quý báo lỗ đầu tiên kể từ quý 4/2015 và cũng là số lỗ lớn nhất trong 1 quý mà Thép Việt Ý phải gánh kể từ khi lên sàn.

Tính đến hết quý 2/2018 lượng hàng tồn kho Thép Việt Ý còn 823 tỷ đồng (trong đó đã tính khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4,5 tỷ đồng). Hàng tồn kho chủ yếu gia tăng giá trị tồn kho nguyên liệu và thành phẩm.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video