Thêm những cây cầu nghĩa tình
Hiện nay trên khắp cả nước có hàng ngàn cây cầu dân sinh cần được xây dựng, trong đó đáng kể nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu long. Do đặc thù địa lý là vùng sông nước nên bà con ở những vùng này rất mong mỏi có cây cầu bắc qua sông để đi lại cho tiện, thế nhưng ngân sách địa phương có hạn nên không thể kham hết, đời sống bà con còn quá nghèo nên việc vận động xây cầu cũng khó.
[caption id="attachment_24470" align="aligncenter" width="700"]
Những câu chuyện về cây cầu vẫn luôn là một chủ đề “nóng” của bà con nhân dân. Cần cây cầu cho học sinh đi học, cho giao thương phát triển kinh tế và để đến trạm y tế, trạm xá cho gần, thế nhưng đâu phải địa phương nào cũng giải quyết được nhu cầu cấp bách của bà con.
Có những nơi do nhu cầu cấp bách đi lại nên bà con đã góp tiền với nhau để làm những cây cầu gỗ tạm. Thế nhưng những cây cầu này cũng chỉ sử dụng được một thời gian ngắn là hư hỏng, dẫn đến nguy hiểm cho những người lưu thông trên cầu, đặc biệt là những học sinh đi học hàng ngày.
[caption id="attachment_24471" align="aligncenter" width="700"]
Cũng có những địa phương không thể làm được cây cầu tạm do lòng sông quá rộng và sâu, muốn xây dựng những cây cầu vững chãi chi phí sẽ rất lớn, thế nên mới có chuyện bà con phải chấp nhận “sống chung với lũ”. Điển hình như xã An Nhơn,với hơn 8.000 hộ dân rải khắp tuyến cũng mong mỏi một cây cầu để đi lại. Hiện nay người dân muốn đưa con đi học phải dùng đò, không thì phải chạy xe vòng hàng chục km. Dù biết cây cầu là rất bức thiết với người dân nhưng chính quyền xã cũng đành chịu vì ngân sách hiện nay không đủ cho việc xây cầu.
Không có cầu cũng cản trở rất nhiều tới việc phát triển kinh tế của bà con nhân dân. Điển hình như vùng nuôi tôm thâm canh ở xã Thới Bình thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, do không có cầu nên mỗi lần thu hoạch tôm, việc vận chuyển ra bên ngoài bán rất khó khăn, phải đi ghe đi thuyền, thương lái vào mua thì ép giá do tốn công vận chuyển,… nếu có cầu bà con sẽ thuận lợi để chở ra ngoài bán cho thương lái giá sẽ cao hơn.
Nhiều gia đình muốn mua chiếc xe gắn máy để đi lại cho thuận tiện nhưng ngặt nỗi không có cầu nên đành đi bộ hoặc đi ghe. Những đứa trẻ đi học thì bố mẹ lo nơm nớp bởi phải đi qua kênh rạch, trên những chiếc cầu cũ đã siêu vẹo rất nguy hiểm. Nếu cả ngày bỏ thời gian ra đưa đón con đi học thì không còn làm ăn gì được nữa.
[caption id="attachment_24472" align="aligncenter" width="700"]
Thiếu kinh phí xây dựng cầu nên nhiều địa phương chỉ còn biết trông chờ vào nguồn xã hội hóa và hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Thấu hiểu những khó khăn của bà con, vừa qua Tập đoàn Number 1 đã triển khai chương trình “Nhịp cầu ước mơ”, xây dựng cầu cho các xã nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh của tập đoàn sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương đi khảo sát những xã có nhu cầu cấp thiết để tài trợ xây dựng chiếc cầu dây văng, mỗi chiếc cầu như thế có giá trị lên đến 700 triệu đồng.
Theo thông tin mà tập đoàn này chia sẻ thì giai đoạn 1 của chương trình đã khởi công xây dựng được 9 chiếc cầu dây văng và có 4 chiếc cầu ở Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp đã được khánh thành đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới sẽ có thêm những chiếc cầu xây dựng ở các tỉnh Bạc Liệu, Cà Mau, Kiên Giang,…
Nói về ý nghĩa của chương trình, đại diện Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát cho biết: “Cuộc sống của người dân tại nhiều khu vực trên cả nước còn khó khăn; nhiều nơi, kênh rạch, sông ngòi chia cắt, cản trở sự phát triển. Bằng sự đồng cảm và trăn trở về cách thức người dân thoát nghèo bền vững, lâu dài, lãnh đạo tập đoàn đã quyết định thực hiện chương trình này nhằm tháo gỡ khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất cho bà con; bước chân trẻ nhỏ đến trường thuận lợi hơn để mở ra tương lai tươi sáng; người ốm yếu tiếp cận nhanh với cơ sở y tế để bình phục và tiếp tục vươn lên”.
P.V