Thế Giới Di Động muốn cán mốc doanh thu gần 3 tỷ USD năm tới

Với kế hoạch kinh doanh kỷ lục, Thế Giới Di Động kỳ vọng sẽ kiếm thêm được gần 29.000 tỷ đồng trong 2017.

Công ty cổ phần đầu tư Thế giới Di Động (Mã CK: MWG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2017 được Hội đồng quản trị thông qua và sẽ trình đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến tổ chức vào cuối tháng 3/2017.

Theo đó, công ty đặt mục tiêu cán mốc doanh thu 63.280 tỷ đồng (tương đương hơn 2,8 tỷ USD) và lợi nhuận 2.200 tỷ đồng, lần lượt tăng 85% và 58,5% so với kế hoạch 2016. Đây cũng là kế hoạch cao kỷ lục từ trước đến nay và gây bất ngờ cho khá nhiều nhà đầu tư. Bởi lẽ, trước đó công ty kỳ vọng đến 2018 sẽ cán mốc 2 tỷ USD, riêng trong năm 2016, mục tiêu doanh thu cũng chỉ hơn 34.000 tỷ đồng và 1.388 tỷ đồng lợi nhuận.

Như vậy, với kế hoạch 2017, Thế Giới Di Động sẽ phải kiếm thêm được gần 29.000 tỷ đồng. Nếu đạt hoặc vượt kế hoạch doanh thu 2017, đơn vị này có thể vươn lên đứng ở top đầu doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Mặc dù chưa công bố kết quả kinh doanh cả năm, nhưng tính chung 10 tháng, đơn vị này đã đạt doanh thu hơn 35.000 tỷ đồng (vượt 3% mục tiêu đề ra) và 1.330 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (hoàn thành 96% kế hoạch năm).

Năm 2017, doanh nghiệp này cho biết sẽ cùng đối tác mở cửa hàng đầu tiên tại Campuchia với số vốn ban đầu được tiết lộ là vài triệu USD. Mục tiêu 2020, công ty sẽ mở rộng kinh doanh ở Lào, Campuchia và Myanmar; đồng thời, tăng thị phần điện thoại di động từ 30% lên 40%. Dự định, đến 2020, nếu thị phần ngành bán lẻ Việt Nam tăng lên 45% thì thị phần cửa hàng Thế Giới Di Động cũng sẽ chiếm 60% của riêng nhóm ngành này.

Theo VNE

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video