Thế giới Di động: LNST 4 tháng đầu năm tăng trưởng 44%, cổ phiếu vẫn "lình xình"

Doanh thu 4 tháng đầu năm của toàn hệ thống Thế giới Di động đạt 29.699 tỷ đồng, trong đó điện thoại đóng góp 53%.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2018. Theo đó, doanh thu thuần 4 tháng của cả hệ thống đạt 29.699 tỷ đồng tăng 43% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.044 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ.

So với kế hoạch năm là 86.390 tỷ doanh thu và 2.603 tỷ đồng lợi nhuận, MWG đã hoàn thành tương ứng là 34% và 40% kế hoạch.

Về cơ cấu doanh thu, chuỗi Điện Máy Xanh (bao gồm Trần Anh - hợp nhất từ đầu năm 2018) đóng góp 55% doanh thu thuần của MWG, tiếp theo là chuỗi Thế Giới Di Động với 42% và chuỗi Bách Hoá Xanh với 3%.

Trong cơ cấu doanh thu theo ngành hàng, 53% của 29.699 tỷ đồng đến từ hoạt động kinh doanh sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay và phụ kiện. 44% của doanh thu thuần đóng góp bởi doanh số các sản phẩm điện máy, phần còn lại đến từ thực phẩm và hàng tiêu dùng (FMCG).

Trong tháng 04/2018, chuỗi Điện Máy Xanh đưa thêm 8 cửa hàng mới đi vào hoạt động là kết quả của nỗ lực tiếp tục mở mới và chuyển đổi từ một số cửa hàng Thế Giới Di Động tại những địa điểm có khả năng tăng doanh thu.

Tính đến hết ngày 30/04/2018, chuỗi Bách Hoá Xanh đã có 367 cửa hàng, hiện diện tại 19/24 quận-huyện ở TPHCM. Sự thay đổi gần đây trong chiến lược lựa chọn địa điểm mở cửa hàng ở những trục đường dẫn thay vì len lỏi sâu vào khu dân cư bước đầu đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Các cửa hàng BHX khai trương trong tháng 4/2018 ghi nhận doanh thu trung bình hơn 1 tỷ/cửa hàng/tháng.

Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng hiện cổ phiếu MWG vẫn chỉ dao động quanh mức giá 100-105 nghìn đồng - thấp hơn đáng kể so với mức giá 130-140 nghìn đồng đạt được vào cuối năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư bi quan vào triển vọng của Bách Hóa Xanh.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video