Tài kiếm tiền của CEO Spotify: 14 tuổi kinh doanh, 23 tuổi đã là triệu phú, 12 năm sau thành tỷ phú đôla

Năm 16 tuổi, Daniel Ek đã kiếm được nhiều tiền hơn cha của mình.

Ở tuổi 37, CEO của Spotify - Daniel Ek hiện sở hữu khối tài sản trị giá 3,9 tỷ USD. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Ek đã quen với việc kiếm được số tiền lớn ngay từ khi còn rất trẻ. Nhà sáng lập người Thụy Điển này đã trở thành triệu phú khi mới 23 tuổi, hai năm trước khi anh tung ra ứng dụng Spotify. Đến năm 35 tuổi, anh chính thức trở thành tỷ phú với tài sản gần 2,5 tỷ USD.

Tài kiếm tiền của CEO Spotify: 14 tuổi kinh doanh, 23 tuổi đã là triệu phú, 12 năm sau thành tỷ phú đôla  - Ảnh 1.

Spotify là ứng dụng nghe nhạc phổ biến trên thế giới.

Ek bắt đầu kinh doanh ở tuổi 14 với việc thiết kế và lưu trữ trang web cho các công ty. Anh thường làm việc tại phòng máy ở trường trung học hoặc tại nhà riêng ở ngoại ô Stockholm. Chàng thiếu niên tính phí 5.000 USD đối với các công ty địa phương cho dịch vụ thiết kế trang web. Chỉ trong một tháng, anh đã kiếm được gần 50.000 USD.

Ek cho biết cha mẹ anh không hề biết về công việc sinh lợi này của anh cho đến khi họ phát hiện ra những cây đàn guitar và trò chơi điện tử đắt tiền mà anh sưu tầm.

Cũng vào khoảng thời gian này, Ek đã vô tình trò chuyện trực tuyến với Sean Parker, người sau này là nhà sáng lập công ty tiên phong trong lĩnh vực âm nhạc kỹ thuật số Napster và nhà đầu tư của Spotify.

Dù kiếm được nhiều tiền hơn người cha làm thợ máy của mình từ năm 16 tuổi nhưng Ek cảm thấy chán chường sau một thời gian. Vì vậy, anh thuê lập trình viên làm việc cho mình và đến năm 18 tuổi, anh quản lý một nhóm gồm 25 người.

Năm 2002, Ek tốt nghiệp trung học và đăng ký học tại Học viện công nghệ Hoàng gia của Thụy Điển, chuyên ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, anh bỏ giữa chừng chỉ sau 8 tuần và nhanh chóng tìm được công việc tại một số công ty công nghệ.

Sau đó, anh thành lập công ty marketing trực tuyến tên là Advertigo. Năm 2006, Ek bán lại công ty với giá 1,25 triệu USD. Khi đó, anh mới 23 tuổi!

Ban đầu, Ek quyết định dừng kinh doanh để hưởng thụ. Anh mua một căn hộ sang trọng ở Stockholm cùng một chiếc siêu xe Ferrari. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, lối sống đó khiến anh suy sụp.

Anh chia sẻ với tờ New Yorker: "Tôi nhận ra rằng hầu hết bạn bè và những cô gái xung quanh chỉ lợi dụng tôi chứ không phải bạn thực sự. Họ ở bên tôi trong lúc tốt đẹp nhưng lại vắng mặt khi mọi thứ trở nên tồi tệ".

Điều đó khiến Ek nhận ra tiền bạc không quan trọng bằng việc được làm việc mà anh đam mê: công nghệ và âm nhạc. Từ đây, anh nảy ra ý tưởng về Spotify với Napster là nguồn cảm hứng. Tuy nhiên, anh và cộng sự Martin Lorentzon tìm cách để tránh các vấn đề pháp lý về bản quyền bằng cách dựa vào công nghệ phát trực tuyến cũng như đảm bảo thỏa thuận cấp phép với các công ty thu âm.

Dịch vụ phát trực tuyến chính thức ra mắt người dùng châu Âu vào tháng 10/2008 sau khi Ek dành hơn hai năm để phát triển và thuyết phục các hãng thu âm, nghệ sĩ để Spotify phát trực tiếp nhạc của họ. Đến năm 2011, Spotify mới ra mắt tại Mỹ do gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy phép âm nhạc quốc tế.

Thời điểm hiện tại, Spotify đã trở thành một ứng dụng phổ biến trên thế giới với 299 triệu người dùng hàng tháng và 139 triệu người dùng trả phí. Con số này đem về nhiều tỷ USD doanh thu cho công ty. Hiện Spotify có giá trị thị trường hơn 45 tỷ USD.

Theo Mộc Tiên (Tổ quốc)

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.