Sức hút của ngành sản xuất “đầu vào”: Câu chuyện từ ba cuộc triển lãm

Hơn 200 Cty đến từ 20 quốc gia khác nhau đã mang công nghệ và thiết bị mới đến trình diễn tại ba triển lãm về công nghiệp phụ trợ cùng được tổ chức tại Hà Nội tuần này, đã cho thấy sức hút mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.

[caption id="attachment_16599" align="aligncenter" width="588"]Doanh nghiệp nước ngoài tại triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2016 Doanh nghiệp nước ngoài tại triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2016[/caption]

Trong tuần này, dường như tất cả mọi sự chú ý của những người quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội đều hướng đến ba triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2016, Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2016 và Vietnam Sheet Metal 2016. Cả ba sự kiện này đều được đồng tổ chức tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (ICE), Hà Nội.

Trung tâm giao dịch

Trong khi Vietnam Manufacturing Exp 2016 là triển lãm quốc tế lần thứ 8 cho ngành chế tạo khuôn đúc và khuôn dập và công nghệ ép phun cho sản xuất nhựa tại Việt Nam, Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2016 sẽ thiết lập một nền tảng kết nối và giao thương giữa các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Vietnam Sheet Metal 2016 sẽ tập hợp tất cả những yếu tố cốt lõi của quá trình gia công kim loại tấm để nâng cao khả năng sản xuất cũng như cơ hội cho thị trường công nghiệp kim loại tấm đang rất sôi động ở VN.

“Những nhà công nghiệp VN sẽ thu thập được kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức mới, cùng lúc đó các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thêm sự tự tin vào nền sản xuất của Việt Nam thông qua việc gặp gỡ các nhà cung cấp chất lượng ngay tại sự kiện,” ông Duangdej Yuaikwamdee – Phó giám đốc điều hành Reed Tradex kiêm TGĐ Reed Tradex Việt Nam, nói.

Với kinh nghiệm 8 năm tổ chức hội trợ triển lãm ngành công nghiệp phụ trợ tại VN, ông Yuaikwamdee nhận xét rằng đây là lĩnh vực đang tạo ra sứt hút rất lớn với các doanh nghiệp nước ngoài. Lực hút chính là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế tạo, nhờ vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang tặng mạnh vào lĩnh vực sản xuất ở VN.

Theo ông Yuaikwamdee, ngành công nghiệp sản xuất xử lý nhựa và khuôn đúc tại VN đang phát triển đều đặn và nhanh chóng với tỷ lệ tăng trưởng thường niên từ 20%-25%, và đang trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu để hình thành cấu trúc vững mạnh của nền kinh tế.

“Đang trong giai đoạn đầu của việc tăng trưởng và phát triển, cả hai ngành sản xuất này đòi hỏi một số yếu tố cần thiết để có được những bước tiến vững chắc. Các yếu tố đó là việc sử dụng công nghệ và máy móc hợp lý chính xác, những kiến thức và kỹ thuật tân tiến hợp thời đại, cơ sở hạ tầng thiết yếu và yếu tố phát triển nguồn nhân lực cũng như mở rộng mạng lưới kết nối giao thương giữa các nhà sản xuất”, ông Yuaikwadee nói.

Doanh nghiệp nước ngoài tận dụng cơ hội

Có lẽ chính vì thế mà các triển lãm tại Hà Nội năm nay đã thu hút một lượng lớn các nhà trưng bày nước ngoài tham gia. Số liệu thống kê của Reed Tradex cho biết có hơn 200 doanh nghiệp nước ngoài từ 20 quốc gia khác nhau đến tham dự và trình diễn công nghệ tại sự kiện kéo dài 3 ngày này. Số lượng đông đảo doanh nghiệp tham gia đó đã chứng minh cho sức hút mạnh mẽ của ngành công nghiệp này tại VN.

Các nhà tổ chức cho biết rằng ngoài việc hỗ trợ cho cộng đồng công nghiệp tìm thấy những công nghệ mà họ đang mong muốn thông qua việc cung cấp nhiều hơn nữa cơ hội gặp gỡ với các nhà mua hàng chất lượng, Vietnam Manufacturing Expo 2016 và hai triển lãm còn mang đến những chia sẻ và trang bị kỹ năng cần thiết thông qua các chương trình hội thảo chuyên về nguồn nhân lực, tác động của TPP Hiệp định thương mại tự do VN-EU vào các ngành công nghiệp hỗ trợ đề để tăng sức cạnh tranh.

Nhưng xa hơn nữa, ông Yuaikwarmdee nói những nhà tổ chức triển lãm đang muốn biến Hà Nội thành một “trung tâm giao dịch” của ngành công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể hơn, đây sẽ là nơi dành cho lãnh đạo các nhà máy sản xuất phụ tùng công nghiệp, các kỹ sư, quản lý sản xuất và các nhà công nghiệp tìm kiếm giải pháp mới, phụ tùng mới, nhà cung cấp mới và kiến thức mới để bắt kịp những thách thức và xu hướng trong tương lai đầy hứa hẹn mà AEC sẽ mang tới.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, cho rằng tạo ra một sân chơi chung để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và nhà sản xuất trao đổi công nghệ và kinh nghiệm chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ vốn vẫn rất èo uột của VN. Theo số liệu của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, VN hiện chỉ có 1.383 doanh nghiệp làm công nghiệp hỗ trợ trên 3 nhóm ngành cơ khí, điện tử và nhựa cao su. Số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,3% trong tổng số 500.000 doanh nghiệp của cả nước. “Một con số đáng xấu hổ với ngành công nghiệp hỗ trợ, không thể có công nghiệp bền vững dựa trên con số này”, ông Phan Đăng Tuất, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, nhận xét.

Báo cáo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng cho thấy cơ hội cho các doanh nghiệp mới tham gia vào công nghiệp hỗ trợ là rất lớn. Theo báo cáo trên, tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại VN năm 2015 là 32.1%. Nếu so với kết quả điều tra của năm 2010 là 22.4% thì có tăng 10%. Tuy nhiên, nếu so với kết quả điều tra của năm trước là 33.2% thì hoàn toàn không tăng.

Nhìn rộng hơn nữa, ngành công nghiệp hỗ trợ của VN vẫn thuộc hàng tệ nhất so với các nước trong khu vực. Ví dụ như tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại các nước lân cận như Trung Quốc là 64.7%, Thái Lan là 55.5%, Indonesia là 40.5% và Malaysia là 36.0%.

Theo Enternews

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video