Sự cố Hanjin: Cứu người là cứu chính ta

Sự cố tập đoàn Hanjin Shipping phá sản và cảng vụ Tân cảng Cát Lái “giang tay” cứu các doanh nghiệp nội như là một mũi tên trúng 2 đích, một mặt giúp tập đoàn này tháo gỡ phần nào khó khăn, nhưng phần quan trọng hơn là giúp chính ta, đúng nghĩa với tinh thần tương thân tương ái của người Việt.

[caption id="attachment_32122" align="aligncenter" width="545"]Ảnh minh họa Một tàu chở container của hãng vận tải biển Hanjin.[/caption]

Đầu tháng nay ngành kinh tế vận tải chứng kiến sự sụp đổ của Hanjin Shipping – đại gia vận tải biển lớn nhất nhì thế giới thuộc sở hữu của người Hàn Quốc. Sự sụp đổ của đế chế vận tải khổng lồ này đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho nền kinh tế nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bởi Hanjin Shipping bị ứ đọng tại các hải cảng vì tập đoàn này nợ phí đối với các hải cảng trên toàn thế giới.

“Mạch máu” của nhiều doanh nghiệp bị tắc nghẽn, nhất là khi đang bước vào mùa sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân. Ở Việt Nam không ít doanh nghiệp lâm vào khốn đốn vì hàng hóa bị mắc kẹt trên những chuyến tàu của Hanjin. Trong kinh tế thị trường sản xuất, lưu thông và tiêu dùng phải liền mạch với nhau, khi một trong những công đoạn bị đình trệ thì cả dây chuyền sản xuất buộc phải ngưng trệ.

Tuy nhiên, trong lúc nguy khốn thì cảng vụ Tân cảng Cát Lái đã sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của mình để cứu cộng đồng doanh nghiệp đang có hàng hóa bị mắc kẹt trên những chiếc tàu của Hanjin đang neo đậu ngoài biển, mặc dù phí cảng vụ cho hàng nghìn container là số tiền không hề nhỏ.

Thương trường là chiến trường, chân lý này luôn đúng đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Xưa nay cộng đồng doanh nghiệp chỉ tồn tại trong mối quan hệ cạnh tranh khốc liệt và thôn tính lẫn nhau chứ ít khi thấy họ hy sinh lợi ích của mình để cứu doanh nghiệp khác.

Chuyện các doanh nghiệp Việt cạnh tranh với nhau không lành mạnh như bôi xấu nhau, ăn cắp bản quyền sản phẩm, làm hàng nhái, hàng giả…là vấn nạn kéo lùi nền kinh tế, bởi vậy các thương hiệu lớn đủ sức vươn ra thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đáng buồn nếu cộng đồng doanh nghiệp nội “nồi da xáo thịt” bằng những chiêu trò bẩn.

Sự cố tập đoàn Hanjin Shipping phá sản và cảng vụ Tân cảng Cát Lái “giang tay” cứu các doanh nghiệp nội như là một mũi tên trúng 2 đích, một mặt giúp tập đoàn này tháo gỡ phần nào khó khăn, nhưng phần quan trọng hơn là giúp chính ta, đúng nghĩa với tinh thần tương thân tương ái của người Việt.

Sẽ tốt biết bao nếu tinh thần tương trợ lẫn nhau được phát huy trong cộng đồng doanh nghiệp, bởi biết đoàn kết, biết nương tựa lẫn nhau thì sẽ tạo thành sức mạnh gấp bội phần so với cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn manh mún sẽ bị thất thế trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại.

Thị trường bán lẻ Việt Nam từng chứng kiến thương vụ thâu tóm Big C vào tay “đại gia” Thái Lan chắc chắn tương lai không xa hàng Việt sẽ dần dần bị “đá” ra khỏi chuỗi bán lẻ khổng lồ này thay vào đó là hàng Thái. Doanh nghiệp Việt không đủ sức nắm giữ BigC, hay là thiếu chuỗi liên kết khiến sức mạnh bị phân rã?

Hơn lúc nào hết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đoàn kết lại, cùng nhau hỗ trợ vốn và thị trường trong cuộc chiến khốc liệt để giữ thị trường nội địa gần 100 triệu dân. Điều này nghe có vẻ ngô nghê trong thời buổi mạnh ai nấy làm như hiện nay nhưng bài học về sự đoàn kết từ các doanh nghiệp Nhật Bản, Trung Quốc… vẫn nhãn tiền.

Theo Trương Khắc Trà (DĐDN)

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video