Startup tuyên bố phá sản, quịt 1 triệu USD gom được từ cộng đồng

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã không thể duy trì phát triển sản phẩm để giao tới cho những người góp vốn trên Indiegogo và Kickstarter.

Theo The Verge, sau khi huy động được gần 1 triệu USD trên các trang gây quỹ cộng đồng để phát triển dự án đồng hồ báo thức tích hợp AI, công ty Holi của Pháp đã nộp đơn xin phá sản trong khi chưa giao thiết bị cho những người đã ủng hộ. Startup này chỉ thực hiện được khoảng 1.000 sản phẩm trong số gần 7.000 đơn vị cần giao.

Holi đã chạy các chiến dịch kêu gọi ủng hộ trên Kickstarter và Indiegogo vào cuối năm 2016 để phát triển mẫu đồng hồ có tên gọi Bonjour. Thiết bị này sẽ được tích hợp các tính năng trợ lý thông minh như thời tiết, đồng bộ lịch và phát nhạc.

Tuy nhiên hiện tại, Holi đã đưa ra thông báo công ty sẽ nộp đơn phá sản. Toàn bộ tài sản còn lại sẽ được dùng vào việc trả nợ. Một số người ủng hộ đã thành lập nhóm trên Facebook với mong muốn thu hồi tài sản của Holi, chẳng hạn như mã nguồn mở của sản phẩm.

Startup tuyen bo pha san, quit 1 trieu USD gom duoc tu cong dong hinh anh 1
 Đồng hồ Bonjour được tích hợp trợ lý thông minh hỗ trợ xem thời tiết, phát nhạc và đồng bộ lịch. Ảnh: Holi.

Trong một thông báo mới nhất, Holi cho biết nguyên nhân ngừng hoạt động đến từ việc đánh giá sai khả năng tài chính của công ty và không nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật từ các nhà cung cấp linh kiện.

"Toàn bộ số tiền quyên góp đã được dành cho việc làm ra Bonjour. Thậm chí, nhóm nghiên cứu đã phải tự chi trả bằng nguồn tài chính cá nhân. Chúng tôi hoàn toàn trung thực và tin tưởng vào Bonjour, đồng thời đã dành hơn hai năm cho dự án này", nhóm nghiên cứu cho biết.

Sự cố của Holi cho thấy những người đã ủng hộ lại đang chính là nạn nhân của các startup. Không ai nhận được khoản tiền hoàn lại và họ chỉ biết được thông tin từ những người sáng tạo thông qua các cập nhật trên Indiegogo hoặc Kickstarter.

Trên thực tế, Google và Amazon đã bán các thiết bị có chức năng tương tự Bonjour. Nếu vẫn thích sản phẩm này những người đã ủng hộ có thể chọn mua chúng. Tuy nhiên, họ đã tốn hơn 100 USD cho một thiết bị không bao giờ xuất hiện.

Theo Zing

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.