SK Group có thể rót tiếp 1 tỷ USD vào Vingroup sau khi đầu tư 470 triệu USD vào Masan

Mới đây Vingroup đã xin ý kiến cổ đông về việc huy động tối thiểu 25.000 tỷ đồng thông qua chào bán riêng lẻ cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.
SK Group có thể rót tiếp 1 tỷ USD vào Vingroup sau khi đầu tư 470 triệu USD vào Masan


Ngày 22/3, Bloomberg dẫn thông tin từ tờ Maeil Business của Hàn Quốc cho biết tập đoàn SK Group đãquyết định hợp tác với một số tổ chức tài chính để tham gia mua lượng cổ phần trị giá 1 tỷ USD của tập đoàn Vingroup. Khoản đầu tư dự kiến được thực hiện sớm nhất vào tháng Tư thông qua SK South East Asia Invesment.

Thông tin này đến không lâu sau khi Vingroup công bố kế hoạch xin ý kiến cổ đông thông qua phương án chào bán riêng lẻ 250 triệu cổ phiếu cho tối đa 5 tổ chức nước ngoài với giá chào bán trên 100.000 đồng/cp tương ứng giá trị huy động tối thiểu là 25.000 tỷ đồng (1,1 tỷ USD).

Số tiền huy động được dự kiến sẽ dùng 6.000 tỷ đồng để đầu tư cho các công ty con trong lĩnh vực công nghiệp - công nghệ là VinFast, Vinsmart và VinTech; 10.000 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi; 9.000 tỷ đồng còn lại bổ sung vốn cho tập đoàn và các công ty con.

Năm 2018, SK Group cũng đã chi 11.000 tỷ đồng (470 triệu USD) để mua 110 triệu cổ phiếu Masan Group. Sau giao dịch này, SK Group trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan với tỷ lệ sở hữu 9,5%.

SK Group là một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics và dịch vụ. SK Group hiện đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, đạt mức doanh thu xấp xỉ 141 tỷ USD tính đến cuối năm 2017.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video