SCIC tiếp tục thoái vốn bất thành tại Ladophar (LDP)

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - Công ty TNHH (SCIC), tổ chức có liên quan đến Ủy viên HĐQT CTCP Dược Lâm Đồng – Ladophar (LDP – sàn HNX) vừa thông báo vẫn chưa bán thành công toàn bộ lượng cổ phiếu LDP đã đăng ký.

Cụ thể, từ ngày 15/12 đến ngày 29/12/2017, SCIC đăng ký bán toàn bộ gần 2,5 triệu cổ phiếu LDP, tương ứng tỷ lệ 31,88% nhưng đã không bán được cổ phiếu nào. Đây là lần thứ 2 SCIC thất bại trong việc thoái vốn khỏi LDP.

Được biết, trước đó, CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (Nguyễn Kim Group) cũng đã có thông báo về việc chào mua cổ phiếu LDP. Theo đó, Nguyễn Kim tiếp tục đăng ký mua vào hơn 2,1 triệu cổ phiếu LDP, tương đương 27% vốn của Ladophar với mức giá tối đa 32.000 đồng/CP. Thời gian thực hiện mua dự kiến từ ngày 24/11/2017 đến 08/01/2018 và dự kiến hoàn tất vào ngày 23/1/2018.

Tuy nhiên, giao dịch cuối cùng đã không diễn ra. SCIC cũng không thông báo về nguyên nhân dẫn đến việc giao dịch không thành công.

Hiện SCIC vẫn là cổ đông lớn nhất của LDP với việc sở hữu gần 2,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 33,88%; tiếp đến là Nguyễn Kim nắm giữ 816.062 cổ phiếu LDP, tỷ lệ 10,42%.

Kết thúc 3 quý đầu năm 2017, LDP đạt doanh thu hơn 424 tỷ đồng, tăng 9,56% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 82,65% kế hoạch năm (513 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế 16,49 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,43% so với cùng kỳ và hoàn thành 74,95% kế hoạch cả năm (22 tỷ đồng).

Đóng cửa phiên đầu tuần mới ngày 8/1, LDP tăng 1,2% lên mức 32.400 đồng/CP với thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp đạt 1.200 đơn vị. Tính trung bình 10 phiên gần đây, khối lượng khớp lệnh của LDP cũng chỉ đạt 1.366 đơn vị/phiên.

N.T
Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video