SBT sẽ bàn chuyện sáp nhập BHS tại ĐHĐCĐ bất thường tới đây

HĐQT SBT sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán đổi toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (HOSE: BHS) trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.

Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua kế hoạch, nội dung tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2017. Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 5/5/2017 và ngày dự kiến tổ chức họp cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm 2017.

Cuộc họp lần này, HĐQT dự kiến sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán đổi toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (HOSE: BHS).

Cụ thể, SBT sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ cổ phần đang lưu hành của BHS theo hợp đồng sáp nhập và lưu ký, niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành thêm. Ngoài ra, những vấn đề khác liên quan đến phương án hoạt động sau sáp nhập…cũng sẽ được trình cổ đông thông qua trong kỳ họp lần này.

Việc sáp nhập giữa SBT và BHS đã được giới đầu tư đồn đoán từ năm 2016. Tuy nhiên, với nội dung mới đây, dường như cuộc ‘hôn nhân’ giữa 2 công ty mía đường hàng đầu Việt Nam sẽ thực sự diễn ra nếu được Đại hội đồng cổ đông của cả 2 phía thông qua.

Mới đây, Công ty con của BHS là Đường Biên Hòa – Ninh Hòa đăng ký bán toàn bộ hơn 10,89 triệu cổ phiếu SBT. Trước đó, cuối năm 2016, BHS cũng đã bán đi hơn 5 triệu cổ phiếu SBT và thoái toàn bộ vốn tại SBT. Việc chuyển nhượng cổ phiếu trong thời gian qua được Báo cáo phân tích mới đây của CTCK HSC nhận định rằng, những hoạt động trên có thể là nhằm chuẩn bị cho khả năng sáp nhập của 2 bên.

Theo HSC, nếu BHS và SBT sát nhập sẽ tạo ra doanh nghiệp đầu ngành đường tại Việt Nam – BHS & SBT có tổng diện tích trồng mía là 44.500 ha (BHS là 21.500 ha và SBT là 23.000 ha). Trong vụ ép 2015/2016, 2 công ty đã chế biến tổng cộng 481.500 tấn đường (BHS là 250.000 tấn (tăng 13%) và SBT là 231.500 tấn (tăng 18%)). Đồng thời 2 công ty tiêu thụ 486.671 tấn đường (BHS là 241.432 tấn (tăng 12,8%) và SBT là 245.239 tấn (tăng 28%)). Hai công ty sau khi sáp nhập nắm 30% thị phần ngành đường trong nước.

Dù vậy, vẫn chưa có bất kỳ xác nhận chính thức nào về khả năng tiến hành M&A và tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu SBT và BHS. Trong khi đó, mức giá cổ phiếu trên thị trường của SBT đang gấp đôi so với BHS trong thời điểm hiện nay.

Cổ đông lớn đang nắm cổ phần của 2 công ty này là CTCP Đầu tư Thành Thành Công với tỷ lệ sở hữu 18,15% cổ phần SBT và 13,4% cổ phần BHS (Đầu tư TTC đã vừa chuyển nhượng gần 27 triệu cổ phiếu BHS vào ngày 10/4/2017 để giảm sở hữu từ là 22,47% xuống 13,4%).

Một công ty thành viên khác thuộc Tập đoàn Thành Thành Công là CTCP Thương mại Đầu tư Thuận Thiên cũng đang nắm 14,12% cổ phần SBT và 8,51% cổ phần BHS (Thuận Thiên cũng vừa chuyển nhượng 5 triệu cổ phiếu SBT hồi tháng 3/2017 để giảm sở hữu từ 16,1% xuống còn 14,12%.

Theo Hoàng Trung - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video