Sau khi cổ đông nội bộ "rủ" nhau bán cổ phiếu Vinakip, Gelex chuẩn bị mua vào lượng lớn

Cổ phiếu KIP của Vinakip đã tăng mạnh trong hơn 1 năm qua theo cách chỉ có vài phiên tăng và có lệnh khớp với khối lượng tối thiểu.

Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (Gelex-mã chứng khoán GEX) vừa công bố nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án mua cổ phiếu KIP của CTCP Khí cụ điện 1 (Vinakip). Theo đó, Gelex dự kiến mua 1.044.595 cổ phiếu KIP của Vinakip tương đương tỷ lệ 22,91% để nâng lượng cổ phiếu sở hữu từ 2.245.345 đơn vị tương đương 49,25% vốn điều lệ của Vinakip lên tối đa 3.289.940cp tương đương tỷ lệ 72,15%. Phương thức mua là giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch UpCOM. Bên chuyển nhượng là theo danh sách cổ đông hiện hữu chuyển nhượng cổ phần được HĐQT của Vinakip thông qua. Thời gian thực hiện là trong tháng 5/2017 và tháng 6/2017. Vinakip là thành viên thuộc Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam, trước đây Bộ Công thương nắm cổ phần chi phối, được thành lập ngày 11/01/1967. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ ngày 12/04/2004. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện đóng cắt, bảo vệ, điều khiển, chiếu sáng...; thi công lắp đặt thiết bị đường dây; xuất nhập khẩu vật liệu điện và thiết bị điện... Vinakip lên sàn UpCOM từ tháng 4/2016 và gần như không có giao dịch cổ phiếu. “Như một sự sắp xếp”, những phiên tăng trần hiếm hoi với giao dịch 100 cổ phiếu với chỉ 1 lệnh mua, 1 lệnh bán khớp với nhau đã đẩy giá cổ phiếu KIP từ 19.500 đồng lên 25.300 đồng hiện tại tương đương mức tăng 30% trong hơn 1 năm. Ngoài ra, trong tháng 4/2017, công ty cũng đã chốt quyền trả cổ tức bằng tiền 20%. Như vậy là, ai nắm giữ cổ phiếu KIP thì chỉ riêng hơn 1 năm qua đã đạt mức tăng trưởng ~50%. Hoàn toàn “im ắng” trong năm 2016 nhưng sang năm 2017 này, những cổ đông nội bộ, liên quan nội bộ của công ty không hẹn mà cùng đồng loạt đăng ký bán cổ phiếu. Thông tin đăng ký bán dồn dập công bố trên thị trường từ đầu năm 2017 như: [caption id="attachment_56286" align="aligncenter" width="640"] Hàng loạt cổ đông nội bộ, liên quan nội bộ đã "rủ" nhau bán cổ phiếu[/caption]

Sau khi nhóm cổ đông nội bộ và liên quan nội bộ đồng thoạt bán xong vốn như đã đăng ký, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Việt Cát công bố đã mua 579.551 cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn từ 31.3.2017 với tỷ lệ sở hữu 12,71%. Nhưng, Việt Cát không nắm giữ lâu, chỉ hơn 1 tháng sau đó, quỹ này đã bán toàn bộ lượng cổ phiếu đã gom góp và không còn là cổ đông lớn của Vinakip.

Theo bản Nghị quyết của Gelex, nhiều khả năng “như một sự sắp xếp” lại xảy ra trong giao dịch chuyển nhượng tới đây khi mà dù Vinakip đã là công ty đại chúng nhưng việc Gelex mua lại theo phương thức “Giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch UpCOM và bên chuyển nhượng lại theo danh sách cổ đông hiện hữu chuyển nhượng cổ phần được HĐQT của Vinakip thông qua”.

Trước đây, Bộ Công thương cũng đã từng thoái vốn tại Gelex theo cách “gây sốc” cho thị trường chứng khoán khi mà 122 triệu cổ phiếu GEX tương đương gần 80% vốn điều lệ của Gelex được thoái chỉ trong 30 phút mở cửa phiên giao dịch ngày 25/12/2015.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video