Sau Gemadept, nhà đầu tư ngoại tiếp tục chi 42,6 triệu USD mua cổ phần của 1 công ty hàng đầu lĩnh vực logistics

Bằng việc nắm giữ gần 30% vốn, đại diện Symphony cho biết hợp tác với ITL để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói riêng cũng như nói trên toàn khu vực Đông Dương nói chung.
Sau Gemadept, nhà đầu tư ngoại tiếp tục chi 42,6 triệu USD mua cổ phần của 1 công ty hàng đầu lĩnh vực logistics


Đầu tháng 7/2019, tập đoàn đầu tư Symphony International Holdings đã mua lại 28,57% cổ phần của CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (Indo Trans Logistics Corporation - ITL Corp) từ Singapore Post. 

Bên cạnh đó, hai cổ đông nước ngoài khác đang nắm giữ hơn 11% cổ phần của ITL Corp là ông Veera Satchatippavarn (quốc tịch Thái Lan), một trong những nhà sáng lập Công ty và ông Zulkifli Bin Baharudin - lãnh đạo của Singapore Post.

Giá trị của thương vụ vào khoảng 42,6 triệu USD để mua cổ phần ITL Corp, tương ứng định giá công ty logistics này ở mức xấp xỉ 150 triệu USD.

Giám đốc Symphony, ông Anil Thadani cho biết: "Chiến lược của ITL rất phù hợp với chiến lược của chúng tôi, tức đầu tư vào các doanh nghiệp được hưởng lợi khi tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở châu Á. Chúng tôi đã xem xét một số cơ hội tại Việt Nam trong những năm qua, và ITL đáp ứng các tiêu chí chúng tôi muốn đầu tư với đội ngũ quản lý mạnh cũng như có vị thế, hệ thống hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng trưởng trong khu vực".

Symphony là đơn vị chuyên đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh như chăm sóc sức khỏe, khách sạn, bất động sản chủ yếu tại khu vực châu Á. Hơn 35 năm qua, Symphony liên tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đơn vị cung ứng độc quyền trong khu vực thông qua các cá nhân, doanh nghiệp trong hệ thống. Bằng việc nắm giữ gần 30% vốn, đại diện Symphony cho biết hợp tác với ITL để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói riêng cũng như nói trên toàn khu vực Đông Dương nói chung.

Sau Gemadept, nhà đầu tư ngoại tiếp tục chi 42,6 triệu USD mua cổ phần của 1 công ty hàng đầu lĩnh vực logistics - Ảnh 1.

Về ILT Corp, được thành lập năm 1999, Công ty đang dẫn đầu về logistics với mạng lưới rộng khắp Việt Nam và mở rộng sang cả Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan với hơn 1.800 nhân viên. ITL Corp hiện cũng cung cấp từ dịch vụ hàng không (airlines GSA), vận tải quốc tế (freightmanagement), logistics tổng hợp (contract logistics), đường sắt (rail)… cho đến chuyển phát nhanh (last mile), thương mại điện tử (e-commerce logistics), dịch vụ kho bãi với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trên toàn quốc với hơn 150.000m2.

Ngoài ra, ITL còn là nhà khai thác GSA / GSSA hàng đầu tại Việt Nam và Đông Dương với hơn 22 hãng hàng không, quản lý hơn 200 chuyến bay mỗi tuần với công suất hơn 150.000 tấn hàng hóa mỗi năm, ITL là đối tác lý tưởng cho các hãng hàng không hoạt động trong khu vực.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2018 ITL đạt mức tăng trưởng gần 50% so với 2017, cao gấp 3 lần mức tăng trung bình của ngành logistics. Công ty đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross Border E-commerce).

ITL cùng với Gelex Logistics là 2 cổ đông chính của CTCP Kho vận Miền Nam - Sotrans (STG). Ông Trần Tuấn Anh, chủ tịch ITL hiện cũng là chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Sotrans.

Cũng trong lĩnh vực logistics, mới đây một công ty con của tập đoàn Nhật Bản Sumitomo đã chi gần 40 triệu USD để mua 10% của Gemadept.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video