Sau Foodpanda, Zalora Việt Nam cũng đang bị rao bán?

Việc lần lượt Easy Taxi rồi đến Foodpanda đóng cửa tại Việt Nam có phải là một động thái rút chân khỏi thị trường của đại gia công nghệ đến từ Đức?

[caption id="attachment_10066" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Rocket Internet là một trong những công ty chuyên về xây dựng nền tảng số 1 thế giới. Bằng cách chuyên đi sao chép các startup thành công tại Mỹ và mang ra những quốc gia khác, Rocket Internet đã gặt hái được không ít thành công.

Chẳng hạn, dịch vụ Easy Taxi của hãng thống trị ở châu Mỹ La Tinh. Các nền tảng bán hàng online thì đang thống trị ở châu Âu và một số quốc gia châu Á.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, Rocket Internet đã không gặp may. Hồi đầu năm, Easy Taxi đã lặng lẽ rút khỏi Việt Nam. Dù thời gian đầu, Easy Taxi tuyên bố sẽ chi ra 1 triệu USD để lôi kéo người dùng, nhưng sau 1 năm không cạnh tranh nổi với Uber và Grab Taxi, Easy Taxi đã phải đóng cửa.

Tiếp bước Easy Taxi, người anh em Foodpanda cũng phải bán mình. Trước khi thông tin Foodpanda bị bán cho Vietnammm đầy ắp trên mặt báo, giới công nghệ trong nước đã kháo nhau thông tin này từ khá lâu.

Một số đại diện công ty công nghệ cho biết, Foodpanda đã gửi lời chào bán tới những công ty đang sở hữu các website cung cấp dịch vụ gọi món giống Foodpanda.

Kết quả là Foodpanda về tay Vietnammm. Dù giá trị thương vụ không được công bố, nhưng hành động “bỏ của chạy lấy người” này của Foodpanda chắc chắn sẽ không được định giá cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức giá của thương vụ này chỉ rơi vào khoảng 300.000 - 500.000 USD.

Và đó chưa phải là tất cả.Trong những ngày qua, đã có những thông tin về việc Zalora, nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng thời trang của Rocket Internet cũng chuẩn bị rời khỏi Việt Nam.

Một số nguồn tin riêng của Cafebiz cho biết, hiện tại Zalora cũng đang tìm kiếm đối tác để bán lại bộ phận của mình tại Việt Nam, tương tự như cách Foodpanda đã làm.

Nếu Zalora cũng tiếp bước rời Việt Nam, thị trường sẽ chỉ còn một đại diện duy nhất của Rocket Internet, đó là Lazada.

zalora 2

Trong 4 cái tên tại Việt Nam, Lazada là cái tên lớn nhất cả về quy mô đầu tư lẫn sản phẩm phục vụ, với đầy đủ các loại mặt hàng. Đây là một trong ít các nền tảng thương mại điện tử được đánh giá tốt tại Việt Nam. Vì vậy, khả năng Lazada cũng bị bán nốt sẽ khó xảy ra hơn. Một kịch bản hợp lý hơn đó là Rocket Internet bán bớt những mảng ít tiềm năng để tập trung vào con át chủ bài Lazada. Mặc dù vậy, Lazada tốt không có nghĩa là nó đang sinh lời. Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đều chỉ được đánh giá ở mức độ tiềm năng và không mang về lợi nhuận. Có doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng đã nhảy vào lĩnh vực này nhưng sau 2 năm phát triển, kết quả mang về cũng rất hạn chế. Các chuyên gia nhận định, TMĐT tại Việt Nam là cuộc chơi dài hơi, đòi hỏi đầu tư ít nhất từ 5 đến 7 năm mới nghĩ tới chuyện hoàn vốn. Điều này trái với nguyên tắc đầu tư ồ ạt, đánh nhanh thắng nhanh của Rocket Internet. Sự ra đi của 2, và có thể sắp tới là 3 cái tên của hãng công nghệ Đức cho thấy chiến lược của họ đang không phù hợp với thị trường VIệt Nam. Hiện tại, giá cổ phiếu của Rocket Internet đã giảm tới 40% trong vòng 1 năm qua, cùng với đó là sự mất kiên nhẫn của giới đầu tư.

Theo Tri Thức Trẻ

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.