Sau 31/12/2021, thẻ từ ATM sẽ không sử dụng được tại tất cả các điểm giao dịch trên cả nước, người dùng nên chú ý!

Nhiều ngân hàng đã gửi thông báo đến khách hàng về việc ngừng hỗ trợ các thẻ ATM từ, từ sau ngày 31/12/2021.

Mới đây, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã chính thức gửi thông báo đến người dùng về việc các thẻ ATM từ sẽ chính thức bị ngừng hỗ trợ và không được chấp nhận trên các điểm giao dịch trên toàn quốc dựa theo thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

 Sau 31/12/2021, thẻ từ ATM sẽ không sử dụng được tại tất cả các điểm giao dịch trên cả nước, người dùng nên chú ý!  - Ảnh 1.

Phân biệt thẻ từ và thẻ chip

Để tăng tính bảo mật cho khách hàng kể từ ngày 31/3/2021 vừa qua, các ngân hàng đã dừng phát hành thẻ từ ATM cũ và thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip mới. Thẻ chip mới sẽ chứa những công nghệ bảo mật hơn để đảm bảo quyền lợi cho người dùng.

 Sau 31/12/2021, thẻ từ ATM sẽ không sử dụng được tại tất cả các điểm giao dịch trên cả nước, người dùng nên chú ý!  - Ảnh 2.

Một số ngân hàng gửi thông báo đến người dùng

Thẻ gắn chip mới vẫn có kích thước giống như thẻ cũ là chiều dài: 85.60mm X chiều rộng: 53.98mm. Tuy nhiên, thẻ ATM gắn chip có bảo mật cao hơn so với thẻ cũ ATM cũ vì thẻ ATM cũ nhận thông tin bằng dải từ phía sau, và nó không được mã hoá còn thẻ chip với con chip nằm ở mặt trước thẻ giúp mã hóa thông tin để tăng bảo mật dữ liệu. Thông tin cá nhân sẽ được mã hoá theo dãy số nhị phân của máy tính và liên tục được thay đổi.

 Sau 31/12/2021, thẻ từ ATM sẽ không sử dụng được tại tất cả các điểm giao dịch trên cả nước, người dùng nên chú ý!  - Ảnh 3.

Như vậy, người dùng nên ghi nhớ mốc thời gian sau 31/12/2021, các thẻ từ sẽ không được sử dụng trên toàn quốc, ngay cả việc rút tiền tại ATM. Người dùng nên sớm đăng ký hỗ trợ để được cấp thẻ chip trong thời gian sớm nhất.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video