Sau 3 năm, vốn VinHomes lại lớn hơn Vingroup, giá trị của TCB vượt qua cả BIDV lẫn Vietinbank

Với việc tăng gần 7% trong phiên 5/7, vốn hóa Techcombank lần đầu vượt qua mốc 200.000 tỷ đồng.

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 5/7, cổ phiếu Vinhomes tăng 0,4% lên 118.500 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, giá trị vốn hóa của Vinhomes đạt 390 nghìn tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút so với mức 387 nghìn tỷ đồng của công ty mẹ Vingroup.

Như vậy, giá trị vốn hóa của Vinhomes sau 3 năm kể từ ngày lên sàn đã lớn hơn vốn hóa của công ty mẹ Vingroup, qua đó trở thành doanh nghiệp lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán, chỉ đứng sau Vietcombank (vốn hóa 421 nghìn tỷ đồng).

Khi mới lên sàn vào tháng 5/2018, vốn hóa của VinHomes từng có lúc đã lớn hơn 36 nghìn tỷ so với công ty mẹ nhưng sau đó luôn thấp hơn cho tới tận phiên hôm nay.

Sau 3 năm, vốn VinHomes lại lớn hơn Vingroup, giá trị của TCB vượt qua cả BIDV lẫn Vietinbank - Ảnh 1.

Phiên 5/7 cũng là cột mốc đáng chú ý của Techcombank khi cổ phiếu này tăng gần kịch trên lên 58.000 đồng, đưa vốn hóa lần đầu vượt mốc 200.000 tỷ đồng. Nếu đà tăng được duy trì, vốn hóa của ngân hàng này có thể đuổi kịp, thậm chí vượt Hòa Phát.

Hiện vốn hóa của Techcombank cũng đã vượt cả Vietinbank (195 nghìn tỷ) và BIDV (188 nghìn tỷ). Cách biệt vốn hóa giữa các cổ phiếu còn lại trong Top10 là không lớn.

Sau 3 năm, vốn VinHomes lại lớn hơn Vingroup, giá trị của TCB vượt qua cả BIDV lẫn Vietinbank - Ảnh 2.
Theo Nhịp sống kinh tế

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video