Sasco: Quý 1 lãi lớn sau khi lỗ hơn trăm tỷ quý 4/2015

Trong quý, doanh thu tăng 8% song giá vốn lại giảm nhẹ 2%, tuy nhiên do chi phí bán hàng tăng mạnh thêm 27 tỷ đồng nên cả quý, Sasco lãi gần 43 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.

Sasco 1

CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco – mã chứng khoán SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2016. Đây là quý đầu tiên công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Tuy vậy, Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa thực hiện quyết toán lại giá trị thực tế phần vốn góp Nhà nước tại công ty. Doanh thu quý 1 đạt 551,4 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Sasco chủ yếu là bán lẻ, kinh donah hàng miễn thuế và kinh doanh dịch vụ tại sân bay tân Sơn Nhất. Trong khi doanh thu tăng 8% thì giá vốn hàng bán lại giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, do vậy lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 217 tỷ đồng, tăng mạnh 31%.

Sasco 2

Tuy nhiên, trong quý, doanh thu tài chính còn 7,92 tỷ đồng, giảm 5,7 tỷ so với cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính chỉ giảm nhẹ gần 400 triệu đồng. Ngoài ra, tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cả quý ghi nhận con số gần 172 tỷ đồng, tăng 33,6 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, đặc biệt chi phí bán hàng tăng mạnh 27,3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong quý công ty không ghi nhận khoản thu lớn từ thanh lý nhượng bán TSCĐ đến hơn 7 tỷ đồng như cùng kỳ, nên tổng thu nhập khác phát sinh cũng giảm trên 6 tỷ đồng. Kết quả, cả quý, Sasco lãi sau thuế 42,72 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2015.

Quý 4/2015, Sasco báo lỗ tới 115 tỷ đồng do chi phí quản lý tăng mạnh lên mức 331 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ 62 tỷ đồng. Chi phí này tăng mạnh chủ yếu do công ty trích lập khoản nợ khó đòi trên 271 tỷ đồng do thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn năm 2014.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video