Sáp nhập SouthernBank vào Sacombank: Xin tiếp cận vốn ưu đãi từ NHNN

Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) diễn ra sáng ngày 11/7 chính thức công bố chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về Đề án sáp nhập ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) vào Sacombank.

[caption id="attachment_4526" align="aligncenter" width="700"]Toàn cảnh ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 của Sacombank Toàn cảnh ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 của Sacombank[/caption]

Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 của Sacombank diễn ra với sự tham dự của hàng trăm cổ đông với tỷ lệ 79,19% cổ phần có quyền biểu quyết.

Theo nội dung Đề án sáp nhập giữa hai ngân hàng, tên mới của ngân hàng sau sáp nhập có tên là: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), vốn điều lệ là 18.852 tỷ đồng, trụ sở chính tại 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Dự kiến, kế hoạch tài chính sau 3 năm sáp nhập của Sacombank từ năm 2015-2017, tổng tài sản năm 2015 là 290.861 tỷ đồng, năm 2016 là 319.976 tỷ đồng và năm 2017 là 354.678 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu năm 2015 là 22.645 tỷ đồng, năm 2016 l à 24.458 tỷ đồng và năm 2017 là 26.633 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế trong 3 năm 2015-2017 lần lượt là: 781,899 tỷ đồng, 883,125 tỷ đồng và 1.039 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trên 9%. Dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế trong 3 năm là 3%.

Trong 3 năm tới, Sacombank tập trung vào các mục tiêu chính: vốn điều lệ bình quân tăng gần 10%, tổng tài sản tăng bình quân hơn 10%, tổng vốn huy động bình quân tăng gần 11%, tổng cho vay bình quân tăng gần 17%, tổng thu nhập hoạt động tăng bình quân gần 30%, cổ tức hằng năm/vốn cổ phần bình quân 3%/năm.

Các mục tiêu trên được xây dựng trên quan điểm thận trọng trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn. Trường hợp nền kinh tế phục hồi nhanh thì các mục tiêu trên phấn đấu tăng bình quân từ 15-20%.

Giai đoạn 2015-2017, Sacombank cũng dự kiến tăng thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Dự kiến thành viên nhân sự cấp cao của Sacombank sau sáp nhập: Hội đồng quản trị gồm 9 thành viên, Ban kiểm soát gồm 5 thành viên và Ban điều hành gồm 25 thành viên.

Sau khi đề án sáp nhập này thành công, quy mô ngân hàng sáp nhập sẽ tăng trưởng vượt nhanh, vốn điều lệ sẽ đạt trên 18.800 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 290.000 tỷ đồng, như vậy ngân hàng sẽ nằm trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Tỷ lệ hoán đổi cổ phần hợp nhất sẽ theo tỷ lệ 1:0,75, tức 1 cổ phiếu của Southern Bank sẽ hoán đổi thành 0,75 cổ phiếu của Sacombank.

Việc hoán đổi cụ thể như sau: 1 cổ phiếu của cổ đông cũ Sacombank sẽ nhận thêm 0,387 cổ phiếu của Sacombank, bao gồm: cổ phiếu nhận thêm từ tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu PNB (0,087 CP); trả cổ tức 8% bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế của năm 2013 (0,080 CP), trả cổ tức 12% bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế của năm 2014 (0,120 CP); và thưởng cổ phiếu từ chia cổ phiếu quỹ (0,0875 CP) và từ thặng dư vốn cổ phần (0,0125 CP).

Lãnh đạo Sacombank cho biết, dự thảo đề án sáp nhập này đã được hai ngân hàng xây dựng và hoàn thiện từ tháng 2/2015. Dự kiến trong quý 3, việc sáp nhập sẽ được NHNN chấp thuận nguyên tắc và chính thức, đồng thời hai bên sẽ hoàn thiện các thủ tục khác trong thời gian này. Sang quý 4/2015 sẽ xin lưu ký và niêm yết bổ sung cổ phiếu Sacombank. Các thủ tục sau sáp nhập như sắp xếp mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, sắp xếp nhân sự quản lý, điều hành… cũng sẽ thực hiện trong quý cuối năm nay.

Một trong những nội dung tái cơ cấu Sacombank đặt ra trong giai đoạn 2015-2017 là chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, tăng nguồn thu nhập phi tín dụng.

Cụ thể, Sacombank tiếp tục đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, tăng cường liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trọn gói, nhiều tiện ích, dịch vụ ngân hàng đặc trưng cho các phân khúc khách hàng riêng biệt. Sacombank cũng ưu tiên phát triển nhanh các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại: ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ mobile Banking, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại.

Tổng số điểm giao dịch của Sacombank sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép chuyển đổi 12 chi nhánh và thành lập mới 18 điểm giao dịch và thành lập 52 phòng giao dịch sẽ là 649 điểm, gồm trong nước 112 chi nhánh, 526 phòng giao dịch, ngoài nước gồm 2 ngân hàng con và 09 chi nhánh.

Ông Nguyễn Miên Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank đã trình bày các tờ trình tại đại hội.Trong đó, bổ sung tờ trình về thù lao của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát năm 2015 là 40 tỷ đồng, thấp hơn so với thù lao năm 2014 là 57 tỷ đồng. Nguyên nhân, do việc thực hiện triển khai đề án sáp nhập sẽ phát sinh một số chi phí, bao gồm các công ty liên quan đến mạng lưới, công nghệ thông tin, vận hành, đào tạo, nhân sự tài chính, quản trị rủi ro… Sacombank chủ trương tiết kiệm trong bối cảnh đối mặt nhiều thách thức, đồng thời để đảm bảo mức chi trả cho quản trị và hoạt động tối thiểu để HĐQT và BKS triển khai hiệu quả hoạt động, HĐQT ngân hàng trình cổ đông chấp thuận mức thù lao và chi phí hoạt động cho HĐQT, BKS thấp hơn 17 tỷ đồng. Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho các ngân hàng sáp nhập tự nguyện, nhằm mục đích tái cơ cấu và ổn định nền kinh tế và hệ thống ngân hàng theo hướng an toàn, bền vững. Do vậy, việc sáp nhập SouthernBank vào Sacombank trên cơ sở tự nguyện, tạo ra giá trị cộng hưởng, tiết giảm đáng kể chi phí đầu tư, chi phí đào tạo nguồn nhân lực, chi phí vận hành và thời gian phát triển mạng lưới. Trên cơ sở chủ trương của NHNN, Sacombank đề nghị NHNN cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho Sacombank tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, thông qua xử lý các tồn đọng tài chính, giảm các tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Vì theo Sacombank sau sáp nhập lợi nhuận sẽ giảm trong ngắn hạn và tỷ lệ nợ xấu có thể tăng, đòi hỏi phải có thời gian tập trung giải quyết và xử lý dứt điểm.
SCB
Sếp Eximbank "bật đèn xanh"
Tại ĐHĐCĐ Sacombank có sự xuất hiện của ông Lê Hùng Dũng với tư cách là một cổ đông lớn của Sacombank. Tính đến 31/12/2014, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Eximbank tại Sacombank khoảng 9,73% vốn điều lệ.Ông Lê Hùng Dũng, một đại diện cổ đông lớn của Sacombank, Chủ tịch Hội đồng quản trị của EIB ủng hộ sáp nhập SouthernBank vào Sacombank. Chúng tôi là cổ đông lớn, một nhà đầu tư lâu dài mong có hiệu quả, chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu cho cổ đông. Thứ 2 nhà đầu tư đầu tư theo cơ hội khi có cơ hội sẽ chốt lời. Những năm 1997-1998, cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (EIB) chỉ có 0.5-0.7 hầu như không có ai mua bán cổ phiếu. Cho đến thời kỳ bùng nổ ngân hàng năm 2007, giá cổ phiếu EIB tăng vọt lên mức kinh khủng, từ 5.000 -7.000 đồng lên đến 150.000-170.000 đồng/cổ phiếu, có khá nhiều cổ đông giàu to nhờ bán cổ phiếu EIB giá cao. Tôi thấy các phương án tương đối thỏa đáng. Vì, đây không phải là cuộc trao đổi tính toán lạnh lùng về số lượng cổ phiếu, mà là cuộc trao đổi về nội dung của bên bị sáp nhập với bên nhận sáp nhập. Điều này làm cho Sacombank tăng lên về quy mô vốn điều lệ, tổng tài sản… Sẽ hình thành một ngân hàng thương mại cổ phần thực sự lớn bên cạnh 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, tiếp theo là Top liền kề 5 ngân hàng thương mại cổ phần với quy mô lớn. Trong vòng 3-5 năm tới sẽ không có ngân hàng nào trong Top 5 vươn tới tầm quy mô sau sáp nhập của Sacombank.   Quan ngại của chúng ta hiện là nợ xấu về bất động sản của các ngân hàng khi giá bất động sản xuống rất thấp. Với số lượng hơn 500 điểm giao dịch của Sacombank hiện nay thì phải 20 năm nữa EIB mới đuổi kịp.
Theo Bizlive
Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video